Giới thiệu luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức năm 2019
Lượt xem: 543

I. BỐ CỤC LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ LUẬT VIÊN CHỨC

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Luật sửa đổi, bổ sung gồm có 3 điều: Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức; Điều 2 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức; Điều 3 hiệu lực thi hành.

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ LUẬT VIÊN CHỨC

1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức như sau:

1.1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:

“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.

Như vậy, theo quy định mới, khẳng định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tnh, cấp huyện, …

Bỏ quy định lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội là công chức.

1.2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Chính sách đi với người có tài năng trong hoạt động công vụ

1. Nhà nước có chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng.

2. Chính phủ quy định khung chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ.

3. Căn cứ vào quy đnh của Chính phủ, người đứng đầu cơ quan quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 39 của Luật này quyết định chế độ trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do cấp tnh quản lý.”.

Như vậy, theo Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định cụ thể hơn về chế độ, chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ; người đứng đầu cơ quan quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 39 của Luật này quyết định chế độ trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do cấp tỉnh quản lý.

1.3. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 và Điều 58 về xếp loại chất lượng cán bộ, công chức

Theo đó, căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức vẫn được phân loại thành 04 mức. Tuy nhiên, mức “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” đã được sửa đổi là “hoàn thành nhiệm vụ”. Đồng thời kết quả xếp loại cán bộ, công chức được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác

1.4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 34 như sau:

“1. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:

a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;

đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.”.

Như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ để phân loại công chức theo ngạch công chức (theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 chỉ quy định căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm để phân loại công chức).

Đồng thời bổ sung thêm ngạch khác theo quy định của Chính phủ bên cạnh các ngạch Chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; Chuyên viên chính và tương đương, Chuyên viên và tương đương, Cán sự và tương đương, Nhân viên (bổ sung thêm điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật).

1.5. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:

“Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức

1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong tng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực.

2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:

a) Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;

c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

3. Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan qun lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:

a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Cán bộ, công chức cấp xã;

c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

d) Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng qun trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;

đ) Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

4. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu không trong thi hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật này; các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này còn phải có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

Như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung quy định thêm hình thức xét tuyển công chức, ngoài hình thức thi tuyển và quy định cụ thể việc tuyển dụng thông qua hình thức xét tuyển đối với từng nhóm đối tượng. Đồng thời, bổ sung thêm đối tượng được tuyển dụng thông qua xét tuyển là người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

Quy định thêm việc tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức. Việc tiếp nhận do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định.

1.6. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

“Điều 39. Tuyển dụng công chức

1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:

a) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân ti cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;

b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;

c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;

d) Ủy ban nhân dân cấp tnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền qun lý;

đ) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.

2. Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiu quả.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.”.

Như vậy, theo quy định mới đã bổ sung tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.

Bổ sung thêm quy định cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này và do Chính phủ quy định chi tiết.

1.7. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:

“Điều 44. Nâng ngạch công chức

1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

3. Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

4. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét btrí vào vị trí việc làm tương ứng.”.

Như vậy, theo quy định mới bổ sung thêm hình thức xét nâng ngạch công chức (Luật 2008 chỉ có hình thức thi nâng ngạch); bổ sung thêm nội dung công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét btrí vào vị trí việc làm tương ứng

1.8. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:

“Điều 45. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức

1. Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kluật quy định tại Điều 82 của Luật này;

b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;

c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;

d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.

2. Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;

b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

Như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện  công chức dự thi nâng ngạch và các trường hợp được xét nâng ngạch so với Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

1.9. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:

“Điều 46. Tchức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức

1. Nội dung và hình thức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức phải phù hợp với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch, bảo đảm la chọn công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của ngạch và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2. Chính phủ quy định thm quyền tổ chức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức phù hp với phân cấp quản lý công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội.”.

Như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung quy định rõ Chính phủ quy định thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức phù hợp với phân cấp quản lý công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội (trước đây chỉ quy định Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức và Chính phủ quy định cụ thể về việc thi nâng ngạch công chức).

1.10. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:

“Điều 56. Nội dung đánh giá công chức

1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;

đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

e) Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, công chức giữ chức vlãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;

b) Tiến độ, chất lượng các công việc được giao;

c) Năng lực lãnh đạo, quản lý;

d) Năng lực tập hợp, đoàn kết.

3. Thời điểm đánh giá công chức được thực hiện như sau:

a) Đánh giá hàng năm; đánh giá trước khi thực hiện xét nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động; đánh giá trước khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái;

b) Căn cứ vào yêu cầu quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quy định đánh giá công chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá công chức quy định tại điểm a khoản này.

4. Căn cứ vào quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức ban hành quy chế đánh giá công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

Như vậy, theo Luật sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể nội dung đánh giá công chức; đặc biệt là trong Luật đã nêu rõ đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Đồng thời quy định cụ thể thời điểm đánh giá công chức.

1.11. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau:

“Điều 58. Xếp loại chất lượng công chức

1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Hoàn thành nhiệm vụ;

d) Không hoàn thành nhiệm vụ.

2. Kết quả xếp loại chất lượng công chức được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức được đánh giá và được thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.

3. Việc xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định như sau:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại;

c) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng mức không hoàn thành nhiệm vụ vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.”.

Như vậy, trong Luật sửa đổi, bổ sung quy định 4 mức xếp loại công chức, trong đó sửa đổi mức Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lựcthành “Hoàn thành nhiệm vụ”. Quy định bổ sung việc xử lý công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không hoàn thành nhiệm vụ (Luật năm 2008 chưa quy định) và quy định rõ công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn (Luật năm 2008 quy định công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác).

1.12. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 61 như sau:

“a) Trưởng Công an (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14);”.

Như vậy, công chức cấp xã chức danh Trưởng Công an chỉ còn đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018. Trưởng công an phường, Trưởng công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy thì không còn là công chức cấp xã nữa mà sẽ là đối tượng thuộc Lực lượng công an nhân dân.

1.13. Sửa đổi, bổ sung điều 78, 79 về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức

Bổ sung quy định: Cán bộ, công chức bị Tòa án kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Đồng thời quy định hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

1.14. Về thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung Điều 80 của Luật cán bộ, công chức năm 2008)

- Quy định lại thời hiệu xử lý kỷ luật như sau:

+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

+ 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định nêu trên.

- Đồng thời quy định việc không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với 04 trường hợp:

+ Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

+ Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

+ Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

1.15. Quy định về việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (sửa đổi, bổ sung Điều 84 của Luật)

Ngoài đối tượng đang là cán bộ, công chức Luật mới còn bổ sung quy định về xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu như sau:

- Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật.

- Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Đây là quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung so với Luật năm 2008.

2. Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức

2.1. Về các loại hợp đồng làm việc (sửa đổi, bổ sung Điều 25)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức về cơ bản vẫn quy định 02 loại hợp đồng làm việc, đó là hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn.

Đối với hợp đồng xác định thời hạn thì tăng thời gian từ 36 tháng lên 60 tháng và chỉ áp dụng với viên chức tuyển dụng từ ngày 01/7/2020, trừ trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 và cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo điểm b Khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức và người được tuyển dụng làm viên chức ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

2.2. Về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (sửa đổi, bổ sung điểm đ, khoản 1 Điều 29)

Luật sửa đổi, bổ sung thêm trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.

2.3. Về đánh giá viên chức (sửa đổi, bổ sung Điều 41)

Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định cụ thể hơn nội dung đánh giá viên chức và viên chức quản lý và thay cụm từ “phân loại đánh giá” thành “xếp loại chất lượng” viên chức.

Theo Điều 41 Luật Viên chức năm 2010 thì việc đánh giá viên chức chỉ được xem xét ở kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; thái độ phục vụ nhân dân… thì nay đã được quy định rõ theo từng công việc, sản phẩm cụ thể.

Căn cứ vào đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng viên chức ban hành quy định đánh giá viên chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể.

2.3. Về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật và xử lý kỷ luật (sửa đổi, bổ sung Điều 53)

Luật Viên chức năm 2010 quy định thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng không phân biệt mức độ vi phạm. Luật sửa đổi, bổ sung quy định thời hiệu xử lý kỷ luật căn cứ vào mức độ vi phạm như sau:

Thời hiệu xử lý kỷ luật là 2 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

+ Thời hiệu xử lý kỷ luật là 5 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

Bổ sung quy định:

- Một số trường hợp không áp dụng thời hiệu như: Viên chức là đảng viên có vi phạm đến mức kỷ luật bằng hình thức khai trừ; vi phạm công tác bảo vệ chính trị nội bộ; xâm hại lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

- Tăng thời hạn xử lý kỷ luật từ 2 tháng lên 90 ngày, trường hợp phức tạp thì từ 4 tháng lên 150 ngày.

Bổ sung quy định:

- Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

- Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồdưỡng hoặc thôi việc.”.

2.4. Đánh giá viên chức thông qua công việc, sản phẩm cụ thể

Nếu như trước đây, Điều 41 Luật Viên chức nêu rõ, việc đánh giá viên chức chỉ được xem xét ở kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; thái độ phục vụ nhân dân… thì nay đã được quy định rõ theo từng công việc, sản phẩm cụ thể.

Căn cứ vào đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng viên chức ban hành quy định đánh giá viên chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể./.