Quy chế nội bộ của Thanh tra tỉnh về cung cấp thông tin
Lượt xem: 667
Ban hành kèm theo Quyết định số: 341/QĐ-TTr ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Chánh Thanh tra tỉnh.

I. NHỮNG  QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định trách nhiệm của các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh trong việc cung cấp; tiếp nhận, quản lý và sử dụng thông tin phục vụ công tác tuyên truyền trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân.

Điều 2. Mục đích cung cấp thông tin

Bảo đảm nguồn thông tin chính thống để Lãnh đạo Thanh tra tỉnh chỉ đạo công tác pháp chế, định hướng dư luận xã hội, phản bác thông tin sai trái; giải thích, làm rõ những vấn đề quan trọng, phức tạp nhạy cảm liên quan đến lĩnh vực Thanh tra tỉnh quản lý, tạo sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng cán bộ, Đảng viên và nhân dân.

Điều 3. Nguyên tắc cung cấp thông tin

1. Thông tin phải chinh xác, toàn diện, đầy đủ, thống nhất.

2. đảm bảo yêu cầu về định hướng chính trị, tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.

3. Đúng với đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các chủ trương của tỉnh.

4. Việc cung cấp thông tin kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, trong trường hợp phát hiện thông tin đã cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thì phải đính chính hoặc cung cấp  bổ sung thông tin.

Điều 4. Giải thích một số từ ngữ trong quy chế

1. “ Thông tin”: Là tin, dữ liệu được chữa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm, hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.

2. “ Cung cấp thông tin”: Cung cấp nội dung những vấn đề cụ thể (Sự kiện vụ việc, tình hình…) được thể hiện bằng văn bản, tư liệu (tiếng nói, âm thanh, hình ảnh, đồ hoạ).

3. “Vấn đề quan trọng”: Vấn đề có tác động lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh.

4. “Vấn đề phức tạp, nhạy cảm”: Vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều đối tượng trong xã hội, nếu thông tin sai hoặc không thông tin, giải thích, định hướng kịp thời có thể tác động bất lợi đến dư luận.

 

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

Điều 5. Nội dung cung cấp thông tin

1. Giới thiệu chung về Thanh tra tỉnh (chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy…).

2. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan đến hoạt động của ngành Thanh tra;

3. Danh mục, địa chỉ thư điện tử của Thanh tra tỉnh; cán bộ, công chức các phòng thuộc Thanh tra tỉnh.

4. Các tin tức, sự kiện nổi bật về các hoạt động của Thanh tra tỉnh.

5. Thông tin về các hội nghị, hội thảo, tập huấn… của ngành Thanh tra;

6. Thông tin nổi bật về hoạt động các tổ chức đoàn thể như: Tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên…

7. Thông báo của Lãnh đạo cơ quan;

8. Danh mục các TTHC thuộc lĩnh vực của Thanh tra tỉnh.

9. Lịch làm việc Lãnh đạo;

10. Công khai quyết toán ngân sách của tỉnh hàng năm.

11. Các thông tin cần thiết khác.

Điều 6. Hình thức cung thông cấp tin

1. Văn bản.

2. Thông qua trao đổi, làm việc trực tiếp giữa Thanh tra tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

3. Trang thông tin của Thanh tra tỉnh.

Điều 7. Trách nhiệm của các phòng thuộc Thanh tra tỉnh trong việc cung cấp thông tin

1. Các phòng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời mọi thông tin, dữ liệu thuộc lĩnh vực do phòng quản lý cho Cổng thông tin điện tử theo các chuyên mục được quy định.

2. Các văn bản pháp quy không thuộc loại tài liệu mật cần phổ biến, phải ghi rõ trong mục nơi nhận: “công bố trên Cổng thông tin điện tử”.

3. Các phòng có trách nhiệm bố trí cán bộ, công chức tiếp nhận các ý kiến góp ý, phản ánh của công dân báo cáo lãnh đạo phòng, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Thanh tra tỉnh xử lý.

4. Các tin, dữ liệu, hình ảnh được sưu tầm, trích dẫn… từ các nguồn thông tin, tài liệu của nơi khác phải ghi rõ nguồn gốc trích.

5. Lãnh đạo các phòng phải chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo cơ quan về:

a) Nội dung các bài viết và những thông dữ liệu do cán bộ, công chức thuộc phòng mình đưa tin;

b) Trả lời công dân theo thẩm quyền về lĩnh vực quản lý của phòng;

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; huỷ hoại thông tin; làm giả thông tin.

2. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.

3. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

4. Cản trở, đe doạ, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 9. Căn cứ quy chế này, các phòng thuộc Thanh tra tỉnh cụ thể hoá thành nhiệm vụ của phòng, đơn vị mình trong việc thực hiện; công chức và người lao động các phòng có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các điều khoản của Quy chế này.

Điều 10. Giao Văn phòng cơ quan giúp Chánh Thanh tra tỉnh đôn đốc, định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện quy chế với Chánh Thanh tra tỉnh.