Tỉnh Sơn La, tự đánh giá mức độ phòng, chống tham nhũng ở mức đạt.
Lượt xem: 288
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023. Tỉnh Sơn La, tự đánh giá mức độ phòng, chống tham nhũng ở mức đạt.
anh tin bai

Hình ảnh ngày 19/4/2023, Thanh tra tỉnh tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên chọn đối tượng xác minh tài sản, thu nhập năm 2022

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh công tác PCTN, TC trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả quan trọng trên một số mặt như sau: đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và các cấp có thẩm quyền về công tác PCTN, TC; thủ trưởng các đơn vị, địa phương thực hiện tốt các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thường xuyên chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế chính sách, các văn bản quy định về quản lý kinh tế - xã hội nhằm khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được triển khai đồng bộ, tích cực; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe đối với hành vi tham nhũng; phục vụ kịp thời sự chỉ đạo của cấp ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tiêu cực tỉnh,... góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. So với năm 2022, các cấp, các ngành đã nâng cao nhận thức về công tác PCTN, xác định công tác PCTN là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; gắn công tác PCTN với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng”; Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và Kế hoạch số 09-KH/TU ngày 04/02/2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 52-KH/TU ngày 29/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Công văn số 1476-CV/TU ngày 07/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện các Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN,TC tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo... Công tác lãnh chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, TC được chú trọng; các địa phương, đơn vị cơ bản thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh; tội phạm tham nhũng trên địa bàn cơ bản được kiểm soát, các vụ việc, vụ án liên quan đến tham nhũng được chỉ đạo điều tra xử lý nghiêm minh, triệt để theo quy định của pháp luật. Qua đó nâng cao tính răn đe, góp phần kiềm chế tội phạm về tham nhũng.

Trên cơ sở đánh giá chung và hiệu quả phòng, chống tham nhũng so với năm 2022. Năm 2023, Tỉnh Sơn La, tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của công tác PCTN: Đạt. Do còn nhiều khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN, TC: Qua giám sát, kiểm tra, thanh tra đã phát hiện vi phạm, tuy nhiên việc chứng minh hành vi tham nhũng, tiêu cực của đối tượng còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ tham mưu thực hiện nhiệm vụ PCTN, TC của một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu được giao. Tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức có mặt còn hạn chế. Một số nội dung mới trong triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật Thanh tra năm 2022 đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể dẫn đến còn lúng túng trong triển khai thực hiện. Các hạn chế, khó khăn, vướng mắc bị ảnh bởi các nguyên nhân khách quan, chủ quản. Nguyên nhân khách quan: Phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực khó, phạm vi rộng, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Đội ngũ công chức tham mưu về công tác PCTN,TC của các đơn vị chưa được đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ công tác PCTN,TC. Các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội có nội dung chưa theo kịp sự phát triển của xã hội; một số quy định của pháp luật liên quan tới việc phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng chưa được quy định đầy đủ, thiếu sức răn đe đối với hành vi tham nhũng. Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xã hội và nhân dân trong PCTN, TC  chưa được phát huy; cán bộ, công chức, viên chức, người dân chưa mạnh dạn tố cáo hành vi vi phạm và tham nhũng. Nguyên nhân chủ quan: Công tác tự kiểm tra để phòng ngừa sai phạm PCTN, TC của một số cơ quan, đơn vị chưa kiên quyết; việc quản lý, giáo dục, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức có lúc, có việc chưa chặt chẽ. Chưa có giải pháp cụ thể và hiệu quả để phát huy vai trò và trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, nhất là người dân trong phát hiện, đấu tranh PCTN, TC. Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước mang tính động viên, khuyến khích và phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; chưa có chế tài xử lý khi các tổ chức khu vực ngoài nhà nước không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024, Tỉnh Sơn La đề ra các nhiệm vụ, giải pháp:

1. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về PCTN, TC gắn với thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ[1].

2. Các cấp, các ngành tiếp tục triển khai đồng bộ, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; công khai minh bạch trong hoạt động cơ quan, đơn vị, xây dựng các chế độ định mức tiêu chuẩn, tài chính ngân sách, tài nguyên khoáng sản, mua sắm, đầu tư công, cải cách hành chính...; triển khai công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về PCTN, TC kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, hạn chế, phát hiện hành vi tham nhũng trong thực hiện nhiệm vụ của các địa phương, đơn vị.

3. Người đứng đầu các đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện tốt các nhiệm vụ trong kế hoạch PCTN, TC hàng năm đã được duyệt; tăng cường việc kiểm tra nội bộ để chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực (nếu có) đặc biệt là việc phòng, chống, phát hiện, xử lý tình trạng “tham nhũng vặt” trong thực thi nhiệm vụ.

4. Các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử thực hiện tốt việc phối hợp trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng và tăng cường thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

5. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, kịp thời giải quyết các nội dung tố cáo có dấu hiệu, hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật; tăng cường thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng.

Đồng thời, kiến nghị, đề xuất

1. Thanh tra Chính phủ hướng dẫn cụ thể đối với một số nội dung mới trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 (kiểm soát xung đột lợi ích; xác minh tài sản, thu nhập...); thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về phòng, chống, tham nhũng cho cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao năng lực trình độ chuyên môn phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả.

2. Thanh tra Chính phủ, Tham mưu Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành, ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ, văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể và thống nhất trong toàn Ngành thanh tra, các biện pháp chế tài bảo đảm hoạt động thanh tra nói chung và công tác xử lý sau thanh tra nói riêng được quy định trong Luật Thanh tra năm 2022. 

Tin cũ hơn
1 2 3 4 5  ...