Nội quy tiếp công dân
Lượt xem: 498

UBND TỈNH SƠN LA

THANH TRA TỈNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

         

QUY CHẾ

Tiếp công dân của Thanh tra tỉnh

(Ban hànhkèm theo Quyết định số: 79/QĐ-TTr
ngày 28 tháng 5 năm 2016 của Chánh Thanh tra tỉnh)


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạmvi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.Quy chế này quy định việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phảnánh tại Thanh tra tỉnh;

2.Quy chế này được áp dụng đối với hoạt động tiếp công dân của Thanh tra tỉnh vàcông chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân; người đến khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

Điều2. Mục đích của việc tiếp công dân

1. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tốcáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổbiến pháp luật.

2. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánhthuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh để xem xét, ra quyết định giảiquyết khiếu nại; kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo; xem xét,giải quyết kiến nghị, phản ánh; trả lời cho công dân biết theo quy định củapháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC TIẾP CÔNGDÂN

Điều 3. Tráchnhiệm tiếp công dân.

Tiếp và tham gia tiếp công dân tại Thanh tra tỉnhbao gồm: Lãnh đạo Thanh tra tỉnh, Trưởng các phòng nghiệp vụ và công chức đượcphân công tiếp công dân.

Điều4. Tiếp công dân thường xuyên

Thanhtra tỉnh tổ chức tiếp công dân đến trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo,kiến nghị, phản ánh vào các ngày làm việc trong tuần theo quy định của phápluật.

Điều 5.  Tiếp công dân định kỳ và đột xuất

1.Lãnh đạo Thanh tra tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày 24 hàng tháng; trongtrường hợp ngày tiếp công dân định kỳ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thực hiệnvào ngày làm việc tiếp theo;

2.Ngoài thời gian tiếp công dân định kỳ hàng tháng, lãnh đạo Thanh tra tỉnh tiếpcông dân đột xuất các trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật Tiếpcông dân.

          Điều 6. Công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân

1. Công chức tiếp công dân là người có phẩm chất đạo đức tốt,có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảođảm yêu cầu về sức khỏe, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

2. Công chức tiếp công dân tại phòng tiếp công dâncủa Thanh tra tỉnh gồm:

a)Công chức được giao tiếp công dân thường xuyên;

b)Công chức tham gia tiếp công dân định kỳ và đột xuất cùng Lãnh đạo Thanh tratỉnh.

Điều 7. Địađiểm tiếp công dân

1.Phòng tiếp công dân được bố trí tại trụ sở làmviệc cơ quan Thanh tra tỉnh, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để côngdân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuậnlợi.

2.Tại phòng tiếp công dân niêm yết công khai địa điểm tiếp công dân, Nội quy tiếpcông dân, Lịch tiếp công dân.

Điều8. Nhiệm vụ của công chức tiếp công dân

1.Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeothẻ công chức hoặc phù hiệu theo quy định.

2.Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉhoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo,kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận,thụ lý vụ việc.

3.Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tốcáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đếnkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.

4.Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấphành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giảiquyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếunại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giảiquyết.

5.Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lýkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tốcáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.

6.Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trongtrường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năngxử lý theo quy định của pháp luật.

Chương III

HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN

Điều 9.Tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

1.Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, công chức tiếp côngdân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuấttrình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tốcáo, kiến nghị, phản ánh (thuộc thẩm quyền) hướng dẫn người đến khiếu nại, tốcáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.

2.Nội dung trình bày phải được ghi vào Sổ tiếp công dân. Trường hợp người đếnkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn thì người tiếp công dânhướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị, phản ánh và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trường hợp nội dungtrình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người đến khiếunại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứngcứ.

3.Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiếnnghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo,kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặcphản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của phápluật.

Điều 10. Phân loại, xử lý khiếu nại, tốcáo, kiến nghị, phản ánh

1.Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết củaThanh tra tỉnh và đủ điều kiện thụ lý thì tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứkèm theo, báo cáo vụ việc với lãnh đạo Thanh tra tỉnh (qua Trưởng phòng Nghiệpvụ 1);

2.Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giảiquyết của Thanh tra tỉnh thì hướng dẫn công dân đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cóthẩm quyền để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

3.Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật thìgiải thích, hướng dẫn để công dân chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyếtkhiếu nại, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu công dân chấmdứt việc khiếu nại, tố cáo.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều11. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng và Trưởng các phòng nghiệp vụ

1.Trưởng phòng Nghiệp vụ 1 tham mưu giúp Chánh Thanh tra tỉnh tổ chức công táctiếp công dân của Thanh tra tỉnh đúng theo quy định của pháp luật và theo dõi,đôn đốc thực hiện nghiêm túc Quy chế này.

2.Trưởng các phòng nghiệp vụ trong phạm vi trách nhiệm của mình có trách nhiệm thựchiện nghiêm túc Quy chế này; phối hợp với Phòng Nghiệp vụ 1 (khi có yêu cầu) trong công tác tiếpcông dân tại Thanh tra tỉnh.

3.Chánh Văn phòng Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tham mưu bố trí, đảm bảo cơ sởvật chất tại phòng tiếp công dân của Thanh tra tỉnh theo quy định.

Điều 12. Khenthưởng và xử lý vi phạm

Côngchức Thanh tra tỉnh và các cá nhân liên quan có thành tích trong công tác tiếpcông dân được biểu dương, khen thưởng kịp thời; nếu vi phạm các quy định củaQuy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của phápluật./.

CHÁNH THANH TRA
(đã ký)

Nguyễn Trung Cung


Tin cũ hơn