Sáng kiến nền cho các năm tiếp theo
Lượt xem: 1350

Sáng kiến 1:

- Nhiệm vụ được giao: Thực hiện chức trách, nhiệm vụ Chánh Thanh tra và Bí thư Đảng ủy cơ sở Thanh tra tỉnh; phối hợp chặt chẽ với Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Đảng ủy cơ sở Thanh tra tỉnh trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh.

- Tên sáng kiến: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thanh tra

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: thực hiện qui định pháp luật áp dụng cho toàn Ngành Thanh tra.

2. Nội dung dáng kiến:  

a) Tóm tắt sáng kiến

Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên sâu từng lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Từ đó không thể đáng giá toàn diện trên các mặt công tác cũng như vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để đề xuất các kiến nghị, biện pháp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước.

Do vậy, với vai trò tham mưu, đề xuất giúp Tỉnh uỷ; UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh. Bản thân luôn xác định mục tiêu “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thanh tra” là ưu tiên hàng đầu nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động ngành thanh tra nói riêng: năm sau cao hơn năm trước.

b) Tính mới

             Thanh tra tỉnh đã thực hiện chuyển việc từng cuộc thanh tra riêng lẻ sang thanh tra hành chính, đó là thanh tra trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của thủ trưởng cùng cấp. Nội dung thanh tra gồm việc thực hiện chính sách, pháp luật, quyền hạn được giao, từ đó tham mưu giúp UBND tỉnh đánh giá chính xác vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và đề xuất các kiến nghị, biện pháp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý Nhà nước. Đồng thời, với cách làm này đã tạo điều kiện cho cơ quan Thanh tra chủ động trong sử dụng, bố trí thời gian để thực hiện các nhiệm vụ khác của mình; kết hợp tốt giữa công tác thanh tra theo kế hoạch và nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo khi được UBND tỉnh giao.

c) Hiệu quả

   Qua công tác thanh tra đã đánh giá sâu sát trách nhiệm và hiệu quả làm việc của người đứng đầu và từng cán bộ, công chức; làm chuyển biến rõ nét nhận thức của các ngành, các cấp, nâng cao trách nhiệm và rút ngắn được thời gian thực hiện nhiệm vụ, công vụ; hạn chế phát sinh tiêu cực cũng như đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và tổ chức, doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh, lãnh đạo các sở đã quan tâm, chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm kết luận thanh tra, xử lý, chấn chỉnh những sai phạm đã nêu trong kết luận thanh tra. Kết quả nhiều đơn vị được thanh tra đã tự nguyện khắc phục những vi phạm, sai phạm về kinh tế ngay trong quá trình thanh tra. Kết quả thu hồi đối với các sai phạm về kinh tế được phát hiện qua thanh tra của toàn ngành đạt trên 90%. 

d) Phạm vi áp dụng

   “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thanh tra” trong hoạt động thanh tra nói chung và trong hoạt động thanh tra hành chính nói riêng đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có quyết tâm chính trị cao; bỏ qua lợi ích cục bộ, riêng tư để hướng tới mục tiêu chung cùng với công cuộc cải cách và tạo sự chuyển biến rõ rệt trong xây dựng nền công vụ luôn cải cách, đổi mới nhằm góp phần trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra nói riêng. Thực tế cho thấy, để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, trong đó có đổi mới hoạt động thanh tra hành chính thì hiệu lực, hiệu quả của việc “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thanh tra” góp phần không nhỏ. Do đó, cần phải đẩy mạnh và ngày càng chú trọng hơn nữa nhằm đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài đối với hoạt động thanh tra, nhất là được áp dụng đầy đủ, chính xác vào các quy trình của hoạt động thanh tra hành chính để góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chung của Ngành thanh tra và của cá nhân. Việc làm này được triển khai từ cơ quan Thanh tra tỉnh, sau khi có hiệu quả sẽ nhân rộng và thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh.

Sáng kiến 2: 

- Nhiệm vụ được giao:

 + Giúp chánh Thanh tra tỉnh, tham mưu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh và thực hiện thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện các qui định của pháp luật về tiếp công dân và khiếu nại, tố cáo đối với Giám đốc sở và UBND cấp huyện.

+ Lãnh đạo, quản lý công chức Phòng thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo 2, đến tháng 10/2020 được phân công phụ trách công tác Văn phòng, Thanh tra giải quyết KNTC 1 và phòng Giám sát, Kiểm tra và Xử lý sau thanh tra; tham mưu cho Chánh Thanh tra tỉnh kết luận, kiến nghị trình Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết các khiếu nại, tố cáo được giao; xây dựng tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Thanh tra Chính phủ và HĐND tỉnh về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh hàng quí, 6 tháng, 9 tháng, năm và các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cấp trên.

- Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao tỷ lệ xác minh làm rõ tham mưu cho UBND tỉnh xem xét giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, không để tồn đọng kéo dài.

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thực hiện qui định pháp luật áp dụng cho Cơ quan Thanh tra tỉnh và ngành thanh tra.

2. Nội dung sáng kiến

a) Tóm tắt sáng kiến

Là người được phân công phụ trách công tác thẩm tra, xác minh, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, bản thân nhận thấy trong thời gian qua tại cơ quan Thanh Tra tỉnh và nhiều đơn vị, địa phương trong tỉnh có tỷ lệ giải quyết đơn KN,TC đạt thấp, chỉ từ 60-70% trong khi chỉ tiêu của TTCP và UBND tỉnh giao tỷ lệ giải quyết phải đạt từ 85% trở lên. Qua tìm hiểu và kiểm tra thực tế, bản thân nhận thấy đa số cán bộ thụ lý và lãnh đạo các đơn vị, chỉ áp dụng một cách máy móc qui trình giải quyết KN-TC mà chưa tích cực chủ động nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thụ lý…. Như khi cần cơ quan chuyên môn cung cấp thông tin tài liệu phục vụ cho làm rõ để kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo, thì chỉ thụ động chờ đợi. Lãnh đạo đơn vị thiếu kiểm tra để cùng cán bộ thụ lý xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu thập tài liệu, xác minh thực tế…. Đồng thời trong điều kiện biên chế ít lượng đơn nhiều, mà thường giao việc theo thứ tự từng đơn, xong đơn này mới đơn khác….. Nên đã dẩn đến kéo dài thời gian giải quyết vụ việc, dẩn đến tỷ lệ giải quyết thấp không đạt yêu cầu. 

b) Tính mới

Qua thực tế trên bản thân suy nghĩ cần phải có giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thụ lý, giải quyết. Qua suy nghĩ, nghiên cứu bản thân đã tìm ra được giải pháp mới là: Không thụ động ngồi chờ văn bản cung cấp hoặc giải trình của cơ quan chuyên môn, mà phải chủ động, nhắc nhở và trực tiếp làm việc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đồng thời phân công vụ việc cho cán bộ thụ lý phải nghiên cứu giao cùng lúc theo nội dung đơn; theo lĩnh vực; theo địa bàn để thuận tiện cho việc nghiên cứu, xác minh… và phải thường xuyên kiểm tra tiến độ để cùng cán bộ thụ lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, định hướng xử lý, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, thì sẽ rút ngắn được thời gian giải quyết, nâng cao được tỷ lệ giải quyết….

c) Hiệu quả

Qua triển khai thực hiện kết quả là việc thụ lý, giải quyết đơn đã nhanh hơn, cụ thể là trong năm 2020 này lượng đơn được Thanh tra tỉnh xác minh làm rõ tham mưu cho UBND tỉnh đưa ra xem xét giải quyết là 20/20 đơn, đạt tỷ lệ 100%, UBND các huyện, thị xã, thành phố là 34/34 đơn, đạt tỷ lệ 100%, cấp sở giải quyết 3/3 đơn, đạt 100%. Góp phần cho tỷ lệ giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của toàn tỉnh là 57/57 đơn, đạt tỷ lệ 100%, vượt chỉ tiêu mà TTCP và UBND tỉnh qui định.

d) Phạm vi áp dụng

Qua triển khai thực hiện đã được Thanh tra viên của Thanh tra tỉnh và Thanh tra sở, Thanh tra các huyện, thị xã, thành phố đồng tình, học tập và áp dụng thực hiện đạt kết quả tốt, tỷ lệ giải quyết đã được nâng lên rõ rệt, tất cả đều giải quyết đạt 100%, tăng cao so với trước đây khi chưa thực hiện giải pháp mới này.

 

Sáng kiến 3:

- Nhiệm vụ được giao: Lãnh đạo, quản lý bộ phận Văn phòng; Tham mưu lãnh đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động của Văn phòng như: Tham mưu tổng hợp; Hành chính quản trị; Tổ chức; Thi đua khen thưởng, kế toán, văn thư lưu trữ và các nhiệm vụ khác.

- Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận phục vụ quá trình ra quyết định trong lãnh đạo, quản lý.

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý.

II. Nội dung sáng kiến.

1. Tóm tắt nội dung sáng kiến:  

Nâng cao hiệu quả trong công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận tại cơ quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình ra quyết định trong lãnh đạo, quản lý được đúng đắn, chính xác phù hợp nhu cầu nguyện vọng của công chức từ đó tạo được sự đoàn kết, nhất trí chung để lãnh đạo, quản lý đưa ra các chủ trương, chính sách sẽ được thực hiện thống nhất và hiệu quả.  

2. Tính mới của sáng kiến:

             Đem lại hiệu quả tích cực và ngày càng nâng cao trong công tác lãnh đạo, quản lý nhất là trong việc đưa ra các định hướng, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo trong từng phòng, ban, đơn vị, cụ thể:

   2.1. Nắm được tâm trạng, suy nghĩ, nhu cầu, nguyện vọng của công chức để ra quyết định đúng đắn: Trong hoạt động lãnh đạo quản lý nếu không cập nhật đầy đủ các nhu cầu thì việc đưa ra các quyết định sẽ khó và không đạt được hiệu quả, do đó để có sự đánh giá chính xác về tâm trạng, tư tưởng của công chức phải dựa vào các thông tin tin cậy và chính xác. Bởi vì nếu thông tin không chính xác thì việc ra quyết định sẽ không trúng và không đúng từ đó các quyết định đưa ra không phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chung.

   2.2. Khi ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý cần thăm dò trước:

 Khi ban hành các chủ trương, quyết định nào đó, người lãnh đạo, quản lý cần đưa ra nội dung dự thảo trước để thăm dò xem dư luận trong công chức như thế nào để đánh giá mức độ ủng hộ của công chức; các lý do công chức ủng hộ hoặc không ủng hộ; các băn khoăn, thắc mắc của công chức nếu quyết định được đưa ra. Cụ thể khi đưa ra quyết định về chi phí hỗ trợ thêm về nghĩ hưu trước tuổi từ nguồn thu khác của đơn vị, cần dự thảo gửi các phòng lấy ý kiến thăm dò, ngoài ra cần nắm thông tin từ việc trao đổi bên ngoài với công chức để thông tin được toàn diện hơn, sau đó dựa vào thông tin nếu được đồng tình thì đưa ra quyết định để ban hành quy định thực hiện từ đó hiệu quả thực hiện đem lại sẽ cao.

Ngoài ra việc thăm dò dư luận còn đem lại hiệu quả giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời điều chỉnh đối với những quyết định, chủ trương chưa phù hợp nhưng đã ban hành, cụ thể: Khi chủ trương, quyết định đã được ban hành, cần tổ chức sơ, tổng kết hàng năm để qua đó thăm dò dư luận, ý kiến đóng góp của công chức, qua đó đánh giá được chính xác tình hình thực hiện chủ trương, quyết định đã ban hành có những khó khăn vướng mắc cũng như hạn chế, yếu kém, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chủ trương, quyết định đó.

2.3. Nâng cao hiệu quả của hoạt động thông tin, tuyên truyền phục vụ lãnh đạo, quản lý ra quyết định.

Hoạt động thông tin, tuyên truyền được đảm bảo, chính xác góp phần quan trọng trong công tác lãnh đạo quản lý và ngược lại nếu các hoạt động này giãm sút hiệu quả thì công tác lãnh đạo, quản lý sẽ không thành công. Do đó việc đảm bảo hoạt động thông tin, tuyên truyền là cần thiết trong đơn vị, bởi vì: Công tác thông tin, tuyên truyền là hình thức thông tin độc thoại, do đó người nghe có hứng thú và chấp nhận, tin vào các luận điểm mà người nói đưa ra không hay là có những phản ứng ngược lại làm cho việc xác định thông tin gặp khó khăn.

Ngoài ra, hoạt động thông tin, tuyên truyền do không có phương pháp việc nắm bắt suy nghĩ, thái độ của người nghe mà người nói nắm được có thể hoàn toàn không khác quan, trung thực từ đó các quyết định đưa ra trong lãnh đạo, quản lý không đạt hiệu quả, ví dụ trong các buổi hội nghị triển khai các quy định về chế độ, chính sách của nhà nước, khi lấy ý kiến đánh giá do nể nang hoặc trả lời cho xong nên thường đánh giá tốt mà không cần nghiên cứu, nên khi đánh giá hiệu quả của các quy định chỉ dựa vào ý kiến đánh giá để ban hành là chưa đảm bảo. 

Để nâng cao hoạt động thông tin, tuyên truyền cần coi trọng việc nắm bắt thông tin phản ứng của công chức trước thông tin, thông điệp tuyên truyền đưa ra, kịp thời cải tiến, đổi mới phương pháp, cách thức lập luận, nhận thức góp phần đảm bảo các thông tin phản ứng đúng thực chất, cần thiết từ đó việc lãnh đạo, quản lý đảm bảo hiệu quả.

   2.4. Cần định hướng dư luận trước khi đưa ra quyết định lãnh đạo quản lý.

   Dư luận là thước đo hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, vì qua công tác này sẽ tạo ra dư luận, có dư luận đúng, có dư luận chỉ phán xét đánh giá chưa đúng, do đó cần định hướng dư luận vì nếu ra quyết định tạo ra luồng dư luận không tốt sẽ ảnh hưởng đến uy tín của tập thể và trong lãnh đạo quản lý sẽ bị lệch hướng. Vì vậy trong tuyên truyền cần có thông tin gần gửi, dễ tiếp nhận để công chức dễ hiểu sẽ không phát sinh dư luận hoặc để công chức chấp nhận thông tin liên quan đến quan điểm, định hướng, quyết định của lãnh đạo quản lý thì thông tin cần gần gũi với quan điểm, suy nghĩ của công chức, từ đó dẫn dắt công chức đến dần với thông tin để công chức hiểu rõ mà sẵn sàng thực hiện mà không có bất cứ làng sóng dư luận nào.

   Bênh cạnh đó, qua dư luận góp phần giúp cho công tác lãnh đạo, quản lý giải quyết điểm nóng một cách kịp thời, cụ thể: Thời gian qua điểm nóng xảy ra là một dạng tụ tập nhiều người, những người tham gia có tâm lý không ổn định, chưa hiểu rõ quy định, rõ vấn đề nên xảy ra dư luận. Vì vậy khi ra quyết định để giải quyết dư luận trong công chức cần lắng nghe, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, tâm trạng, tư tưởng ..của công chức, sự nắm bắt dư luận một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện, đi sâu phân tích nguyên nhân nhận thức của mỗi luồng dư luận nếu thấy ý kiến, các đòi hỏi, nguyện vọng của công chức thật sự xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn và lợi ích chính đáng thì người lãnh đạo, quản lý tiếp thu các ý kiến kịp thời giải quyết đáp ứng đòi hỏi, nguyện vọng của công chức; nếu phân tích dư luận cho thấy là sai trái, do công chức thiếu thông tin hoặc vì lợi ích cá nhân thì người lãnh đạo, quản lý có giải pháp để điều chỉnh, định hướng dư luận, giải tán dư luận đảm bảo không để  dư luận tiếp tục.    

   3. Hiệu quả của sáng kiến mang lại:

Thời gian qua, hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận phục vụ quá trình ra quyết định trong lãnh đạo, quản lý tại Văn phòng đi vào nề nếp, các quyết định lãnh đạo quản lý được đưa ra đúng đắn, kịp thời, có hiệu quả, thể hiện rõ trong việc thực hiện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong năm.

Trước khi ban hành các quyết định, luôn tuân thủ và thực hiện đúng quy chế làm việc của Ngành, tìm hiểu lĩnh vực phân công công chức phù hợp và theo dõi việc thực hiện để kịp thời nắm thông tin và định hướng, điều chỉnh việc ra quyết định trong thực hiện các nhiệm vụ từ đó:

- Giúp việc tham mưu trong công tác tổ chức, điều hành, quản lý các mặt hoạt động của Văn phòng đạt kết quả 100% theo kế hoạch đề ra, cụ thể:

+ Về tổng hợp: Kịp thời phân công theo dõi, kiểm tra, hoàn chỉnh các báo cáo quí, năm do công chức làm tham mưu xây dựng của Ngành sát với sự chỉ đạo của Thanh tra Chính Phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và tình hình thực tế của địa phương. Chất lượng các báo cáo luôn được cải tiến, nâng lên, đáp ứng được yêu cầu cho công tác quản lý, điều hành chung.

+ Công tác hành chính, quản trị: Quan tâm, theo dõi, chỉ đạo công chức phụ trách thực hiện các chế độ về tiền lương và các chế độ chính sách tài chính khác, đáp ứng yêu cầu đời sống của cán bộ công chức và hoạt động chuyên môn trong cơ quan, chi tiêu tiết kiệm, có hiệu quả nguồn kinh phí hành chính có tăng thêm thu nhập cho đời sống công chức cơ quan, thực hiện đúng theo qui chế chi tiêu nội bộ. Thực hiện việc thanh quyết toán kịp thời đầy đủ thủ tục, đúng nguyên tắc tài chính. Kết quả trong năm thu nhập CBCC được chi tiết kiệm trung bình gần 30trđ/người, góp phần tăng thu nhập CBCC từ đó động lực trong toàn công chức cơ quan phấn đấu thực hiện tốt mọi nhiệm vụ đề ra.

+ Về tổ chức: Thường xuyên theo dõi, quản lý về công tác tổ chức, lực lượng Ngành và cơ quan gắn với qui hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức năm trình lãnh đạo phê duyệt, đăng ký về trên kịp thời đúng thời gian. Tham mưu Lãnh đạo bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động công chức. Tham mưu bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cho 22 công chức Ngành Thanh tra đủ điều kiện; nâng lương năm 2020 đến hạn cho 13 công chức. 

+ Lãnh đạo, quản lý tốt các mặt công tác về văn thư, lưu trữ, thường xuyên theo dõi và chuyển xử lý văn bản đến trung bình khoảng 30 văn bản/ngày.

 - Phối hợp các bộ phận chuyên môn, theo dõi, đôn đốc các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ngành, kết quả đôn đốc các phòng thực hiện đạt 09/09 cuộc thanh tra (Kế hoạch 06 cuộc, đột xuất 02 cuộc và năm 2019 chuyển sang 01 cuộc) và tham mưu cho UBND tỉnh xem xét giải quyết 44/44 đơn khiếu nại, yêu cầu, kiến nghị của công dân có liên quan đến lĩnh vực tranh chấp đất đai, giải tỏa đền bù,…, đạt 100%, không có đơn tồn đọng quá hạn luật định. 

- Thực hiện và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc, Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu, Quy chế văn hóa công sở của cơ quan và quản lý, kiểm tra việc sử dụng kinh phí trước khi trình lãnh đạo cơ quan ký ban hành; công tác cải cách hành chính; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương giữ vững an ninh trật tự trong và ngoài cơ quan, thực hiện nghiêm các qui định về công tác phòng cháy chữa cháy, phòng gian bảo mật, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ tài sản và an toàn lao động cơ quan. Từ đó, tham mưu lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mặt công tác được toàn diện, hiệu quả góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của cơ quan.

   - Phối hợp Lãnh đạo các phòng thực hiện công tác phổ biến pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và PCTN cùng các văn bản qui định, hướng dẫn có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của công chức khi thực hiện trách nhiệm trong thực hiện công vụ và nhân dân khi tham gia khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tổ chức các cuộc triển khai, tập huấn với hơn 02 cuộc/năm.

   - Thực hiện công tác cải cách hành chính trong hoạt động chuyên môn. Ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ chức vận hành tốt trang thông tin điện tử của cơ quan; thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động ở cơ quan.

- Nắm được thông tin, tuyên truyền và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, công chức từ đó phân tích toàn diện, khi thực hiện các công việc, song song đó có phương pháp lãnh đạo khoa học và đổi mới phát huy quyền làm chủ của tập thể, tính gương mẫu, tiên phong nên đã tập hợp được trí tuệ và sự nhiệt tình của tất cả công chức của phòng cùng nhau bàn bạc và tìm ra giải pháp tốt nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Trong năm, được Đảng ủy đánh giá, xếp loại đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thường xuyên giữ mối liên hệ với Chi ủy, Đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú theo Quyết định 213 của Bộ chính trị.

- Trong năm, được đánh giá, xếp loại công chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” năm 2020.

4. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Áp dụng trong phạm vi toàn đơn vị.

 

Sáng kiến 4: 

- Nhiệm vụ được giao: Thực hiện công tác tham mưu tổng hợp, báo cáo trên các mặt công tác của cơ quan, phục vụ công tác cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay. 

   - Tên sáng kiến: Cải tiến Qui trình tổng hợp báo cáo trong công tác chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay.

   - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cải cách hành chính trong cơ quan.

   2. Nội dung sáng kiến: 

   a). Tóm tắt nội dung sáng kiến: 

   Để công tác tham mưu tổng hợp được nhanh chóng và kịp thời, trong năm 2020 bản thân đã chủ động đề xuất và được lãnh đạo cơ quan chấp thuận áp dụng các Qui trình thực hiện công tác chuyên môn trong đó có Qui trình tổng hợp báo cáo trong công tác chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay; Mẫu hóa hòan tòan các lọai văn bản giấy tờ có liên quan trên trang thông tin điện tử cơ quan.

   - Bước 1: Mẫu hóa các yêu cầu (biểu mẫu, đề cương yêu cầu báo cáo)

   - Bước 2: Thông qua hộp mail điện tử của cơ quan hoặc trang web cơ quan, thực hiện việc đăng tải biểu mẫu và đề cương báo cáo tạo sẳn.

   - Bước 3: Qua hồ sơ công việc, thông báo các đơn vị thanh tra trực thuộc và các phòng chuyên môn nội dung thực hiện, ấn định thời gian chuyển file báo cáo chuyên môn hàng tháng và đột xuất vào hộp mail này.

   - Bước 4: Tổng hợp số liệu, dự thảo báo cáo, đánh giá tình hình kết quả đạt được, trình lãnh đạo cơ quan ký phát hành.

   b) Tính mới của sáng kiến: 

   Qui trình này mang lại kết quả: Nhanh, gọn, chính xác. tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho cán bộ nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc trao đổi thông tin trực tiếp khi có khó khăn vướng mắc hoặc chưa thống nhất về số liệu. Từ đó giúp bản thân cũng như tập thể hoàn thành kịp thời, chính xác và đầy đủ các số liệu báo cáo tháng quí, năm để cung cấp cho lãnh đạo Phòng báo cáo về trên đúng thời gian qui định.

   c) Hiệu quả của sáng kiến:

   Về năng suất: Toàn bộ qui trình hoàn thành trong thời gian từ 03 – 04 ngày, rút ngắn hơn so với phương pháp củ từ 07 tới 10 ngày, do phương pháp củ phải chờ các đơn vị gởi báo cáo qua đường bưu điện, tiếp nhận rãi rác không tập trung.

   Về khối lượng, chất lượng công việc: Năm 2020 đã tổng hợp hòan thành đúng hạn, đảm bảo số liệu chính xác khách quan và hòan chỉnh trên 50 bảng báo cáo các loại, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo cơ quan.

   Ngoài ra: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn có ý thức tìm tòi, nghiên cứu kỷ các luật, nghị định qui định, áp dụng trực tiếp vào nhiệm vụ được giao. Phát huy các ý kiến đóng góp của tập thể, cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, thông qua việc tham mưu đề ra Đề án cải cách thủ tục hành chính trong công tác thanh tra kinh tế xã hội, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, nhằm tháo gỡ các vướng mắc, nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động. Nghiên cứu phương pháp xác định đề tài, nội dung thanh tra kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo. 

   Tham mưu lãnh đạo điều hành và bản thân trực tiếp tham gia vận hành Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 của cơ quan, đảm bảo vận hành thành công đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Tin cũ hơn
1 2 3 4 5