TỔNG HỢP 10 TTHC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Lượt xem: 536

1. CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ - BỔ TÚC TRUNG HỌC CƠ SỞ.

Trình tự thực hiện:

 

1. Kỳ xét tốt nghiệp thống nhất chung toàn tỉnh.

- Số lượng Hội đồng xét tốt nghiệp: Mỗi trường THCS, TH&THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên thành lập một Hội đồng xét Tốt nghiệp riêng.

-Địa điểm: Tại trường THCS, TH&THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên  có học sinh dự xét.

- Thời gian làm việc thống nhất chung toàn tỉnh.

2. Thành lập Hội đồng xét:

-Căn cứ số lượng học sinh học viên, số phòng dự xét, các trường THCS, TH&THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên đề xuất các thành viên tham gia trong  Hội đồng xét công nhận Tốt nghiệp THCS với Phòng GD&ĐT.

- Phòng GD&ĐT  tham mưu cho UBND cấp huyện ra Quyết định thành lập các Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp trên địa bàn.

-Phòng GD&ĐT ra quyết định thành lập 01 Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp.

3. Xét công nhận tốt nghiệp THCS:

-Hội đồng xét chứng nhận tốt nghiệp THCS thực hiện nhiệm vụ theo quy định trong quy chế. Chủ tịch Hội đồng xét chứng nhận tốt nghiệp THCS phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

- Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, ấn phẩm, kinh phí...phục vụ cho hội đồng xét làm việc.

- tổ chức cho thành viên của hội đồng xét học tập Quy chế, tập huấn nghiệp vụ xét chứng nhận tốt nghiệp THCS.

-Kiểm tra hồ sơ đề nghị xét chứng nhận tốt nghiệp THCS của học sinh dự xét. của Hội đồng xét.

-Xét học sinh, học viên đề nghị công nhận tốt nghiệp.

-Hoàn thành danh sách học sinh, học viên đề nghị công nhận tốt nghiệp THCS, hoàn thiện biểu mẫu tổng hợp kết quả xét, biên bản hoọi đồng xét.

-Tổng kết Hội đồng xét.

- Chuyển hồ sơ đề nghị xét chứng nhận tốt nghiệp THCS về Phòng GD&ĐT.

-Hội đồng xét chứng nhận tốt nghiệp THCS của Phòng GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận tốt nghiệp THCS của các Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp, kiểm tra sự hợp lệ của hồ sơ và ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho các học sinh, học viên đủ điều kiện.

-Sau khi Phòng GD&ĐT công nhận kết quả tốt nghiệp THCS, các trường THCS, TH&THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho học sinh, học viên đỗ tốt nghiệp.

-Phòng tập hợp kết quả, lập danh sách công nhận tốt nghiệp, trình Sở GD&ĐT xét, ra Quyết định chuẩn y kết quả.

- Phòng GD&ĐT in cấp bằng tốt nghiệp THCS cho học sinh đỗ tốt nghiệp ngay sau khi có phôi bằng THCS. Thực hiện việc cấp bằng tốt nghiệp THCS đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

01 bộ hồ sơ, gồm:

- Hồ sơ của Hội đồng xét chứng nhận tốt nghiệp THCS:

- Tờ trình đề nghị công nhận tốt nghiệp

- Bộ biên bản xét công nhận tốt nghiệp.

- Biểu mẫu tổng hợp kết quả xét công nhận tốt nghiệp.

- Danh sách học sinh, học viên đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.    

Thời hạn giải quyết:

 

Trong vòng 60 ngày

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định : Phòng GD&ĐT cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: các trường THCS, TH&THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp : UBND cấp xã

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Bằng Tốt nghiệp

Lệ phí:

 

Kinh phí:

Tiền bằng: 12.000đ/học sinh (mua phối, quản lý tại Sở GD&ĐT: 6.000đ; in cấp và quản lý tại phòng GD&ĐT: 6.000đ)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Đơn xin dự xét tốt nghiệp trung học cơ sở

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

-Quyết dịnh số 11/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS.

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/6/2007 của Bộ Giáo dục Quyết định ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 22/4/2008 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt phương án tổ chức các kỳ thi, xét tốt nghiệp và tuyển sinh các lớp đàu cấp tỉnh Sơn La năm 2008.

- Công văn số 444/SGD&ĐT -KTKĐ ngày 28/4/2008của Sở GD&ĐT Sơn La về việc hướng dẫn tổ chức xét công nhận tốt nghiệp THCS, kỳ xét ngày 09/6/2008

2. HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC DẠY THÊM, HỌC THÊM BẬC THCS.

Trình tự thực hiện:

 

a. Đối với những lớp dạy thêm, học thêm do nhà trường tổ chức

- Các trường tổ chức cho từng lớp họp với cha mẹ học sinh để bàn bạc thống nhất: Môn học, thời gian học, số buổi học/tuần, dự kiến mức thu... (có biên bản ghi nhớ). Học sinh có nhu cầu học thêm phải có đơn và có ý kiến của cha mẹ

- Nhà trường tập hợp nguyện vọng của cha mẹ học sinh (qua biên bản từng lớp), lập tờ trình báo cáo phòng GD&ĐT cấp huyện

- Căn cứ vào tờ trình của nhà trường), Phòng GD&ĐT ra thông báo về việc cho phép dạy thêm, học thêm.

b. Đối với các lớp dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (do cá nhân tổ chức)

- Cá nhân, tổ chức có nhu cầu mở lớp  dạy thêm làm đơn báo cáo Hiệu trưởng về địa điểm, kế hoạch mở lớp

- Hiệu trưởng kiểm tra các điều kiện, tập hợp danh sách và báo cáo về phòng GD&ĐT

- Phòng GD&ĐT ra thông báo chấp thuận cho mở lớp dạy thêm

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

01 bộ hồ sơ, gồm:

1. Đối với những lớp dạy thêm, học thêm do nhà trường tổ chức gồm:

- Tờ trình của các trường THCS có dự kiến mức thu và sử dụng tiền học thêm

- Bản tổng hợp số lượng học sinh học học thêm theo từng môn

2. Đối với các lớp dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (Do cá nhân tổ chức)gồm:

- Đơn xin mở lớp

- Biểu tổng hợp số lượng học sinh; Lớp; nhó, môn học; địa điểm mở lớp (Ghi rõ địa chỉ, số nhà, đường phố); Thời gian học trong ngày (Ghi rõ từ giờ.... đến giờ ...; Số tiết dạy /ngày; Số buổi dạy/tuần.

Thời hạn giải quyết:

 

Trong vòng 15 ngày

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng GD&ĐT cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: các trường THCS, TH&THCS cấp huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

văn bản chấp thuận                 

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc dạy thêm học thêm

3. SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.

Trình tự thực hiện:

 

- Phòng GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định về mức độ phù hợp của việc sáp nhập, chia, tách trường với quy hoạch mạng lưới trường trung học và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; mức độ khả thi của luận chứng quy định tại Điều 9 của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định sáp nhập, chia, tách trường hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung học (theo Điều 10 của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học)

- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cấp có thẩm quyền sáp nhập, chia, tách trường hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường có trách nhiệm thông báo kết quả bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân xin sáp nhập, chia, tách trường.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Đơn xin sáp nhập, chia, tách trường;

- Luận chứng khả thi với những nội dung chủ yếu (Quy định tại Điều 9 của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học)

- Đề án tổ chức và hoạt động;

- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Hiệu trưởng.

Thời hạn giải quyết:

 

Trong vòng 45 ngày

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức                                                                   

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp: Sở GD&ĐT, phòng Nội vụ; Ủy ban nhân dân cấp xã.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Quyết định hành chính             

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

4. THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.

Trình tự thực hiện:

 

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đủ tiêu chuẩn, điều kiện thành lập trường Trung học cơ sở làm hồ sơ gửi Phòng Giáo dục và đào tạo

- Phòng GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định về mức độ phù hợp của việc mở trường với quy hoạch mạng lưới trường trung học và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; mức độ khả thi của luận chứng quy định tại Điều 9 của Điều lệ này; trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học (theo Điều 10 của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học)

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Đơn xin thành lập trường;

- Luận chứng khả thi với những nội dung chủ yếu (Quy định tại Điều 9 của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học)

- Đề án tổ chức và hoạt động;

- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Hiệu trưởng;

Thời hạn giải quyết:

 

Trong vòng 45 ngày

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức                                                                   

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp : Sở GD&ĐT, phòng Nội vụ; Ủy ban nhân dân cấp xã.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

quyết định hành chính             

 

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật giáo dục năm

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

5. SÁP NHẬP, CHIA TÁCH TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC.

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu sáp nhập, chia tách trường mầm non tư thục làm hồ sơ gửi Phòng Giáo dục và đào tạo

 - Phòng GD&ĐT nhận hồ sơ, xem xét các điều kiện và có ý kiến bằng văn bản gửi hồ sơ xin sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ Tư thục đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Uỷ ban nhân dân cấp huyệnra quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ tư thục. Trường hợp không cho phép sáp nhập, chia, tách, Uỷ ban nhân dân cấp cấp huyệncó văn bản thông báo lí do và hướng giải quyết cho phòng GD&ĐT thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, trả lời tổ chức hoặc cá nhân xin sáp nhập, chia, tách trường MN Tư thục.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

01 bộ hồ sơ, gồm:

Hồ sơ sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ tư thục gồm:

1. Đề án sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ tư thục.(của cá nhân, tổ chức)

2. Tờ trình về Đề án sáp nhập, chia, tách, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ tư thục.

3. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động nội bộ của nhà trường, nhà trẻ tư thục, bản cam kết đảm bảo an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc , giáo dục trẻ em.

4. Ý kiến bằng văn bản của phòng GD&ĐT về việc cho phép sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ tư thục.

5. Báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân xin sáp nhập, chia, tách trường về việc tiếp thu ý kiến của phòng GD&ĐT và báo cáo thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Uỷ bân nhân dân cấp huyện(nếu có).

6. Bản cam kết trong thời gian không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách sẽ xây dựng xong trường, lớp và đầu tư trang thiết bị đảm bảo quy mô, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Đề án sáp nhập, chia, tách.

7. Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của trường; quyền sử dụng đất hoặc giao đất. Nếu là thuê địa điểm, thuê nhà, thuê đất thì phải có giấy tờ thuê phù hợp với pháp luật hiện hành.

8. Hồ sơ nhân sự:

a. Danh sách (dự kiến) kèm theo lí lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của thành viên hội đồng quản trị, chủ đầu tư và của người dự kiến làm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

b. Danh sách kèm hồ sơ lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, nhân viên, bản cam kết thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ em.

9. Hồ sơ phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật khi chuyển nhượng, sang tên hoặc chuyển địa điểm.   

Thời hạn giải quyết:

 

Trong vòng 45 ngày

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp : Phòng Nội vụ; Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

quyết định hành chính             

 

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Quyết định số 41/2008/QĐ/ BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế và hoạt động trường mầm non tư thục, ngày có hiệu lực ngày 25 tháng 7 năm 2008.

6. SÁP NHẬP, CHIA TÁCH TRƯỜNG TIỂU HỌC.

Trình tự thực hiện:

 

- Uỷ ban nhân dân cấp xã,  (gọi chung là cấp xã) đối với trường tiểu học công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định.

- Phòng GD&ĐT nhận hồ sơ, xem xét điều kiện sáp nhập, chia, tách trường tiểu học theo quy định tại Điều 9 (QĐ số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007). Sau khi xem xét, nếu thấy đủ điều kiện, phòng GD&ĐT có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường đến UBND cấp huyện.

- Trong thời hạn 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường đối với trường công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường đối với trường tư thục theo quy định.

- Trường hợp chưa quyết định sáp nhập, chia, tách trường hoặc chưa cho phép sáp nhập, chia, tách trường, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho phòng GD&ĐT biết rõ lý do và hướng giải quyết.

(Theo Điều 12 tại QĐ số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo).

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

01 bộ hồ sơ, gồm:

- Đề án sáp nhập, chia, tách trường;

- Tờ trình về Đề án sáp nhập, chia, tách trường, và  dự thảo Quyết định về sáp nhập, chia, tách trường,

- Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan

- Việc gửi hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, thẩm định, thẩm tra về thủ tục và hồ sơ, thời hạn giải quyết về sáp nhập, chia, tách trường tiểu học được thực hiện như đối với việc thành lập trường tiểu học.

Thời hạn giải quyết:

 

Trong vòng 50 ngày

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức                                                                  

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp : Sở GD&ĐT, phòng Nội vụ; Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Quyết định hành chính             

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Quyết định sè 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngµy 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường tiểu học.

7. THÀNH LẬP TRƯỜNG TIỂU HỌC.

Trình tự thực hiện:

 

- Uỷ ban nhân dân cấp xã,  (gọi chung là cấp xã) đối với trường tiểu học công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1, Điều 11 (QĐ số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007).

- Phòng GD&ĐT nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại Điều 9 (QĐ số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007). Sau khi xem xét, nếu thấy đủ điều kiện, phòng GD&ĐT có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập trường đến UBND cấp huyện.

- Trường hợp chưa quyết định thành lập trường hoặc chưa cho phép thành lập trường, UBND cấp huyện có văn bản thông báo cho phòng GD&ĐT biết rõ lý do và hướng giải quyết.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

01 bộ hồ sơ, gồm:

- Đề án thành lập trường;

- Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quyết định thành lập trường, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường;

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trường;

- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của UBND cấp huyện;

- Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng;

Thời hạn giải quyết:

 

Trong vòng 50 ngày

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở GD&ĐT, phòng Nội vụ; Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Quyết định hành chính             

 

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Quyết định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường tiểu học.

8. THỦ TỤC CHUYỂN TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ THCS.

Trình tự thực hiện:

 

a) Chuyển trường trong cùng tỉnh, cấp huyện:

- Học sinh có nhu cầu chuyển trường làm đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường nơi học sinh xin chuyển đến

- Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở GD&ĐT.

- Học sinh chuyển trường nộp toàn bộ hồ sơ đến trường mới tiếp nhận

b) Chuyển trường đến từ tỉnh, cấp huyệnkhác:

- Học sinh có nhu cầu chuyển trường làm đơn gửi Phòng Giáo dục và đào tạo nơi học sinh xin chuyển đến

- Phòng Giáo dục đào tạo nơi học sinh xin chuyển đến trao đổi với trường học sinh có nguyện vọng chuyển đến

- Trường học sinh xin chuyển đến làm văn bản chấp thuận

- Học sinh hoàn chỉnh hồ sơ gửi phòng Giáo dục nơi học sinh chuyển đến

- Phòng GD&ĐT nơi đến tiếp nhận và giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

a) 01 bộ hồ sơ, gồm:

 1. Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

 2. Học bạ (bản chính).

 3. Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng).

 4. Bản sao giấy khai sinh.

 5. Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp THPT quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập).

 6. Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

 7. Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp THCS) ;(trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, cấp huyệnkhác ).

 8. Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).

 9. Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc Quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, cấp huyệnkhác.

10. Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.- Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

Thời hạn giải quyết:

 

Tuỳ từng trường hợp cụ thể

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan ra thông báo: Phòng GD&ĐT cấp huyện.

- Cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện: Phòng GD&ĐT cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các trường THCS, TH&THCS cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp : UBND cấp xã

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Giấy giới thiệu chuyển trường

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “ Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường THCS và THPT”

- Công văn  số 16/THPT ngày 03/01/2003 của Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La về việc chuyển trường, tiếp nhận học sinh.

9. GIẢI THỂ HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC.

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền của nhà trường, nhà trẻ tư thục giải thể làm đơn đề nghị gửi lên phòng Giáo dục và đào tạo

- Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản gửi phòng GD&ĐT về việc nhà trường, nhà trẻ vi phạm theo quy định của pháp luật

- Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra, xác nhận lý do giải thể nhà trường, nhà trẻ và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

01 bộ hồ sơ, gồm:

- Đơn đề nghị giải thể của trường, nhà trẻ mầm non tư thục

- Hoặc biên bản của UBND cấp xã,  khi giải thể theo đề nghị của UBND cấp xã

 

Thời hạn giải quyết:

 

Qua thực tế

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và đào tạo

- Cơ quan phối hợp : Phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

quyết định hành chính             

 

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

Quyết định số 41/2008/QĐ/BGDĐT ngày 25/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế và tổ chức hoạt động trường MN Tư thục. ngày có hiệu lực ngày 25 tháng 7 năm 2008

10. THÀNH LẬP TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC.

Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập trường mầm non tư thục làm hồ sơ gửi phòng GD&ĐT

- Phòng GD&ĐT nhận hồ sơ, xem xét và có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ xin thành lập nhà trường, nhà trẻ Tư thục đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục theo quy định. Trường hợp không cho phép thành lập, Uỷ ban nhân dân cấp cấp huyệncó văn bản thông báo lí do và hướng giải quyết cho phòng GD&ĐT thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp cấp huyện, trả lời tổ chức hoặc cá nhân xin mở trường.

Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

01 bộ hồ sơ, gồm:

1. Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.

2. Tờ trình về Đề án thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ tư thục.

3. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động nội bộ của nhà trường, nhà trẻ tư thục, bản cam kết đảm bảo an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc , giáo dục trẻ em.

4. ý kiến bằng văn bản của phòng GD&ĐT về việc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.

5. Báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân xin thành lập trường về việc tiếp thu ý kiến của phòng GD&ĐT và báo cáo thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Uỷ bân nhân dân cấp huyện(nếu có).

6. Bản cam kết trong thời gian không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập sẽ xây dựng xong trường, lớp và đầu tư trang thiết bị đảm bảo quy mô, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Đề án thành lập.

7. Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của trường; quyền sử dụng đất hoặc giao đất. Nếu là thuê địa điểm, thuê nhà, thuê đất thì phải có giấy tờ thuê phù hợp với pháp luật hiện hành.

8. Hồ sơ nhân sự:

a. Danh sách (dự kiến) kèm theo lí lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của thành viên hội đồng quản trị, chủ đầu tư và của người dự kiến làm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

b. Danh sách kèm hồ sơ lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, nhân viên, bản cam kết thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ em.

9. Hồ sơ phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật khi chuyển nhượng, sang tên hoặc chuyển địa điểm.

Thời hạn giải quyết:

 

Trong vòng 45 ngày

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Tổ chức và cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Giáo dục& Đào tạo

- Cơ quan phối hợp : Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Nội vụ; phòng GD&ĐT, Ủy ban nhân dân xã .

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

quyết định hành chính             

 

Lệ phí:

 

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng BGD&ĐT về ban hành Điều lệ trường mầm non, có hiệu lực ngày 07 tháng 4 năm 2008;

- Quyết định số 41/2008/QĐ/ BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế và hoạt động trường mầm non tư thục, ngày có hiệu lực ngày 25 tháng 7 năm 2008.