Chỉ đạo của Chánh Thanh tra tỉnh Sơn La trong triển khai công tác thanh tra năm 2024
Lượt xem: 460
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành thanh tra tỉnh Sơn La, Ông Nguyễn Minh Hòa, Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Sơn La đã chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác thanh tra năm 2024.
anh tin bai

Hình ảnh Ông Nguyễn Minh Hòa, Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Sơn La đã chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác thanh tra năm 2024.

Năm 2023, các cơ quan Thanh tra đã tham mưu giúp Thủ trưởng các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác tiếp công dân; giải quyết đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh thuộc thẩm quyền; giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp do lịch sử để lại, hạn chế vụ việc đông người, vượt cấp, không để xảy ra điểm nóng, góp phần ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền.

Hai là, Mặc dù gặp khó khăn do mới triển khai Luật Thanh tra năm 2022, Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật chưa đầy đủ nhưng hoạt động thanh tra có nhiều chuyển biến tích cực, các cuộc thanh tra theo kế hoạch thực hiện đảm bảo tiến độ; thanh tra đột xuất được triển khai kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản lý. Qua thanh tra đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm của đối tượng thanh tra; kiến nghị xử lý nghiêm những hành vi phạm pháp luật; kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách. Công tác đôn đốc xử lý sau thanh tra được tăng cường, nhiều kết luận thanh tra chưa thực hiện trước năm 2020 được tập trung đôn đốc quyết liệt, đạt được kết quả nhất định.

Ba là, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai, thực hiện theo đúng kế hoạch; các biện pháp phòng ngừa được triển khai đồng bộ, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc xác minh tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn đảm bảo đúng quy định.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong năm qua, hoạt động thanh tra cũng còn những thiếu sót, tồn tại chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra để khắc phục đó là:

- Chất lượng một số cuộc thanh tra còn hạn chế, chưa thực sự thuyết phục; còn có cơ quan thanh tra chưa chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là đối với cuộc thanh tra đào tạo nghề nông thôn; còn có cán bộ, công chức thanh tra chưa thực sự chuyên nghiệp.

- Một số vụ việc khiếu nại giải quyết còn chậm thời gian theo quy định của Luật Khiếu nại. Việc theo dõi tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số nơi chưa được chú trọng.

- Một số cơ quan Thanh tra chưa thật sự chủ động tham mưu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nhiều đơn vị lúng túng trong triển khai việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập.

Năm 2024, là năm tập trung cao thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Tôi đề nghị Thủ trưởng các cấp, các ngành chỉ đạo tốt các cơ quan thanh tra tiếp tục chủ động, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ và nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập trung triển khai thực hiện tốt một số nội dung như sau:

Một là, Thủ trưởng các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo các cơ quan thanh tra tiếp tục tham mưu thực hiện tốt chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; thường xuyên theo dõi, nắm chắc, dự báo chính xác, kịp thời tình hình khiếu nại, tố cáo; tăng cường phối hợp thực hiện tốt việc tiếp công dân, tập trung xác minh giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh thuộc thẩm quyền và được giao.

Hai là, Các cơ quan thanh tra khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2024 đã ban hành và thực hiện tốt nhiệm vụ đột xuất được giao, phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành tăng cường phối hợp với các lực lượng liên quan, đẩy mạnh thanh tra những lĩnh mà dư luận xã hội quan tâm, như: việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, giá cả, nhãn mác sản phẩm hàng hoá liên quan đến quyền, lợi ích của người tiêu dùng, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, an toàn giao thông…

Ba là, Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, nâng cao tính chuyên nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động thanh tra. Tích cực đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; đẩy mạnh biện pháp xử lý thu hồi tiền, tài sản sai phạm trong quá trình thanh tra, phấn đấu thu hồi triệt để sai phạm về kinh tế.

Bốn là, Thực hiện đồng bộ và nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra trong nội bộ cơ quan, đơn vị để kịp thời phát hiện các sai phạm về tham nhũng, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng.

Năm là, Thủ trưởng các cấp, các ngành quan tâm, bảo đảm về chế độ, cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc phục vụ cho hoạt động thanh tra; các cơ quan thanh tra thường xuyên phối hợp, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là đối với những vụ việc khó, phức tạp; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất và báo cáo chuyên đề theo quy định.

Chủ trương, định hướng nhiệm vụ trọng tâm liên qua trực tiếp đối với toàn ngành trong năm 2024:

Thứ nhất: Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành quy định số: 131-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán

Qui định Gồm 4 chương, 11 điều. Trong đó rất lưu ý Điều 4 gồm 22 hành vi nghiêm cấm:

1. Hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, mua chuộc.

2. Cung cấp, tiết lộ thông tin cho người không có thẩm quyền, trách nhiệm.

3. Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí của đối tượng thanh tra.

4. Lợi dụng để tác động với đối tượng thanh tra nhằm trục lợi.

5. Lợi dụng để đặt điều kiện, gây sức ép với đối tượng thanh tra nhằm trục lợi.

6. Để người thân lợi dụng nhằm thao túng, can thiệp vào việc thanh tra.

7. nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật để có lợi hoặc gây bất lợi cho đối tượng thanh tra.

8. Xác nhận, nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị không đúng sự thật hoặc sai lệch nội dung hồ sơ, bản chất vụ việc, vi phạm của đối tượng thanh tra.

9. Thoả thuận, đặt điều kiện với đối tượng thanh tra để làm thay đổi, sai lệch kết quả thanh tra.

10. Không kiến nghị, đề xuất chuyển cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

11. Chỉ đạo hoặc cung cấp thông tin sai sự thật, hoặc chưa được phép công bố.

12. Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi không đúng quy định với đối tượng kiểm tra.

13. Bao che, tiếp tay, trì hoãn hoặc không kết luận đúng nội dung, tính chất, mức độ vi phạm.

14. Thực hiện nhiệm vụ vượt thẩm quyền; không đúng quy trình nghiệp vụ, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian theo quy định.

15. Tiết lộ bí mật, sách nhiễu, gây khó khăn, có thái độ áp đặt, thiếu tôn trọng, can thiệp trái quy định vào hoạt động của đối tượng thanh tra.

16. Không xử lý hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý khi nhận được thông tin, đơn, thư phản ánh, tố cáo đối tượng kiểm tra.

17. Lợi dụng để gợi ý, tác động, gây áp lực đối với người có thẩm quyền kết luận thanh tra không đúng bản chất sự việc.

18. Tác động đến người có thẩm quyền nhằm giúp cho đối tượng thanh tra.

19. Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ đối tượng thanh tra nhằm trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm.

20. Không kịp thời thay đổi thành viên đoàn thanh tra khi có căn cứ xác định thành viên không vô tư, khách quan.

21. Không kịp thời thanh tra đối với những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm, đã được xác định là có cơ sở.

22. Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

Thực hiện Qui định trên, ngày 12 tháng 12 năm 2023 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 193-KH/TU, trong đó yêu cầu:

- Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị quán triệt, triển khai Quy định 131 tới cán bộ, đảng viên, công chức trong cơ quan, đơn vị. (hoàn thành trước 31/12/2023).

- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định. Chủ động phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm (thực hiện thường xuyên).

- Lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thanh tra thực hiện nghiêm quy định và Quy chế tổ chức, hoạt động của đoàn thanh tra.

Thứ 2 là: Ngày 18/10/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định 769-QĐ/TU về chỉ đạo định hướng và cung cấp thông tin, tuyên truyền PCTN,TC

- Về trách nhiệm cung cấp thông tin: giao cho các cơ quan như BCĐ PCTNTC tỉnh, UBKT tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Đảng ủy công an, BCS đảng Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra tỉnh phối hợp với Ban Nội chính tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy cung cấp thông tin về các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp xảy ra tại địa phương; các vụ án, vụ việc liên quan đến cán bộ thuộc diện Thường trực, Ban Thường vụ quản lý, không được từ chối, né tránh, đùn đẩy những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm; nhưng có quyền từ chối cung cấp thông tin những vấn đề không thuộc chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mình. Trong đó Thanh tra tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin về PCTNTC trong phạm vi tỉnh; hướng dẫn các sở ngành, UBND cấp huyện cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến, chính sách pháp luật và qui định của tỉnh về PCTNTC.

Thứ ba là: Ngày 11 tháng 12 năm 2023 Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TU về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ người tố cáo.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu:

1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Người đứng đầu phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tình hình khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực phụ trách.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa cơ quan trong tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ người tố cáo.

5. Giải thích, thuyết phục công dân chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại và kết luận giải quyết tố cáo, chấm dứt khiếu nại, tố cáo không đúng.

6. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

7. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài. Phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi tư vấn, kích động công dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây mất an ninh, trật tự.

Thứ Tư là: Ngày 11 tháng 12 năm 2023 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sơn la đã ban hành 02 Quyết định: (1) KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THANH TRA NĂM 2024 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2698/QĐ-UBND). (2) KẾ HOẠCH THANH TRA CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (Ban hành kèm theo Quyết định số 2692/QĐ-UBND)

Đây là năm đầu tiên, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thanh tra hằng năm cho tất cả các cơ quan thanh tra của tỉnh: Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, ngành và Thanh tra huyện, thành phố, gồm cả công tác thanh tra; Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch số 2960/KH-TTCP ngày 08/12/2023 của Thanh tra Chính phủ về việc thanh tra chuyên đề trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trên phạm vi cả nước. Các bộ ngành địa phương phải tiến hành thanh tra trong Quý IV năm 2023 và Quý I năm 2024.

Thời kỳ thanh tra: kể từ ngày 15/7/2021 cho đến 30/11/2023 (thời điểm ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ).

Đối tượng thanh tra:

- Quý IV năm 2023 (đang triển khai): Sở Lao động - Thương binh và xã hội;

- Quý I năm 2024: Sở Tư pháp; Sở Thông tin và Truyền thông; UBND huyện Bắc Yên (lồng ghép trong Kế hoạch thanh tra năm 2024).

Một số lưu ý khi thực hiện nghiệp vụ thanh tra

Luật Thanh tra 2022 đã có hiệu lực từ 01/7/2023; Nghị định 43 có hiệu lực từ 15/8/2023. Những nội dung chưa được qui định trong Luật và Nghị định 43 còn đang trống đó là: Nghị định thanh tra chuyên ngành và các thông tư hướng dẫn chưa có. Về nguyên tắc thì thanh tra chuyên ngành và trình tự, thủ tục, mẫu biểu hoạt động thanh tra theo Luật 2010 đã hết hiệu lực, đây là khó khăn lớn. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm thực hiện Kế hoạch thanh tra, bao gồm: ban hành Quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra (lưu ý là công bố toàn văn), kiến nghị với thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra sở, huyện bắt buộc là thanh tra viên, của tỉnh phải là thanh tra viên chính. Lưu ý là cân nhắc điều động thanh tra viên, quan tâm cử công chức bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời; khi bổ nhiệm điều động chánh thanh tra phải xin ý kiến hiệp y của thanh tra cấp trên.

Thứ tư là: Đề nghị các đồng chí nghiên cứu và thực hiện nghiêm các Qui chế phối hợp có liên quan đến công tác thanh tra, gồm :

(1) Ngày 09 tháng 12 năm 2023 Ban Thường vụ Tỉnh ủyQuyết định số 810-QĐ/TU ban hành quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy với các cơ quan, trong đó có Thanh tra tỉnh.

Điều 12. Cung cấp thông tin

1.1. Ban Tổ chức cung cấp

a) tình hình chính trị nội bộ liên quan đến công tác thanh tra; có đơn thư khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

b) Thông tin về cán bộ trước hoặc sau thanh tra có vấn đề về chính trị; công tác bảo vệ chính trị nội bộ có liên quan đến công tác thanh tra; kết quả xử lý cán bộ thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có vi phạm sau thanh tra.

c) Thông tin về những cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phục vụ nhiệm vụ thanh tra.

1.2. Thanh tra cung cấp

a) Các báo cáo định kỳ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

b) Các kết luận thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết quả giải quyết đơn, thư; các quyết định xử lý sau thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

c) Thông tin về những cán bộ thuộc diện Thường trực Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm phát hiện qua thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Điều 14. Chế độ báo cáo, trao đổi thông tin

1. Chánh Thanh tra tỉnh trực tiếp duy trì mối quan hệ, thường xuyên trao đổi thông tin.

2. Định kỳ hàng tháng, hoặc khi có yêu cầu, công việc đột xuất, chủ động trao đổi thông tin với Ban Tổ chức.

Định kỳ hằng năm tổ chức giao ban, trao đổi các nội dung, thông tin.

(2) Qui chế phối hợp số 04, ngày 02/12/2022 giữa UBKT tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh

1- Phối hợp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, đảm bảo toàn diện không trùng lặp, chồng chéo.

Hàng năm, vào đầu tháng 11, Thanh tra tỉnh tổng hợp dự thảo kế hoạch thanh tra, gửi Ủy ban kiểm tra tham gia ý kiến để Thanh tra tỉnh điều chỉnh trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

2. Phối hợp trong việc cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra tỉnh gửi các kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Trường hợp thông tin mật hoặc chưa được công khai hoặc gấp, lãnh đạo hai cơ quan trực tiếp trao đổi, tiếp nhận thông tin.

3 - Hai cơ quan cử công chức tham gia một số cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên đề có nội dung phức tạp, dư luận quan tâm hoặc theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cuộc thanh tra, kiểm tra có dấu hiệu sai phạm lớn trên địa bàn toàn tỉnh.

4- Khi kết thúc cuộc thanh tra, xét thấy có tổ chức đảng, đảng viên vi phạm đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật, Thanh tra tỉnh đề nghị Ủy ban Kiểm tra xem xét theo thẩm quyền và quy định.

Trên cơ sở thực hiện kết luận thanh tra. Nếu thấy việc xử lý trách nhiệm không thỏa đáng, Thanh tra tỉnh sẽ đề nghị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phối hợp yêu cầu tổ chức đảng, cấp ủy chỉ đạo xem xét lại để xử lý đúng trách nhiệm.

5. Phối hợp, xác minh tài sản, thu nhập theo quy định tại Điều 41 Luật phòng, chống tham nhũng và Quyết định số 56-QĐ/TW của Trung ương.

(3) Ngày 09/10/2015 Liên ngành ban hành Qui chế số 03 về phối hợp giữa Thanh tra, Điều tra, Kiểm sát.

1. Cơ quan Thanh tra nhận đuợc tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cùng các tài liệu chứng cứ và hồ sơ vụ việc cho Cơ quan điều tra.

2. Trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm khi kết luận thanh tra, thì Thanh tra tỉnh chuyển hồ sơ vụ việc và các tài liệu có liên quan đến Cơ quan điều tra đồng thời thông báo ngay cho Viện kiểm sát biết.

Cơ quan điều tra nếu thấy đủ căn cứ khởi tố thì ra quyết định khởi tố. Nếu thấy chưa đủ căn cứ, thì trực tiếp điều tra, xác minh, đồng thời đề nghị Thanh tra phối hợp. Trong trường hợp không có căn cứ thì ra quyết định không khởi tố, trả lại hồ sơ cho Thanh tra giải quyết theo thẩm quyền. Nếu khởi tố phải gửi các quyết định kèm tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát.

3. Trong trường hợp vụ việc phức tạp, nếu thấy cần thiết trước khi kết luận và kiến nghị khởi tố thì Thanh tra có thể tổ chức họp lãnh đạo liên ngành.

4. Khi có kết luận thanh tra, mà không kiến nghị khởi tố, nhưng Cơ quan điều tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì ra quyết định khởi tố và gửi quyết định kèm theo tài liệu đến Viện kiểm sát. Thanh tra có trách nhiệm phối hợp cung cấp tài liệu đã thu thập được.

Nguyễn Minh Hòa, Chánh Thanh tra tỉnh Sơn La