Kế hoạch tổ chức Lễ Hội Đền Thượng Xuân Canh Dần năm 2010
Lượt xem: 1504
Sau khi báo cáo UBND Tỉnh và thống nhất với sở văn hoá thể thao và du lịch về chương trình du lịch hướng về cội nguồn giữa 3 tỉnh Sơn La. Yên Bái, Phú Thọ do tỉnh Sơn La đăng cai tổ chức năm 2010. UBND thành phố Sơn La xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ Hội Đền Thư­ợng Xuân Canh Dần năm 2010 nằm trong chương trình du lịch hướng về cội nguồn cụ thể như sau:                

I. Mục đích yêu cầu :

1.Mục đích:

- Phát huy truyền thống uống nư­ớc nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc; thiết thực phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần và đời sống tâm linh của nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh;

- Lễ Hội Đền Thư­ợng Xuân Canh dần năm 2010 là sự kiện Văn hóa quan trọng, nằm trong chương trình du lịch hướng về cội nguồn giữa 3 tỉnh Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ đồng thời Là hoạt động thiết thực chào Đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

- Tạo ra các hoạt động văn hóa sôi nổi, lành mạnh, phát huy năng lực sáng tạo của nhân dân, qua đó hình thành mối quan hệ đa phương, phát triển văn hóa gắn với du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố Sơn La không ngừng phát triển; tạo không khí tưng bừng, phấn khởi, cổ vũ, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2010, phấn đấu xây dựng thành phố anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

2. Yêu cầu :

- Lễ hội Đền Thượng Xuân Canh dần năm 2010 đ­ược tổ chức trang trọng về nghi lễ, đa dạng và phong phú về phần hội, phát huy tối đa nội lực và các tiềm năng, thế mạnh về bản sắc văn hóa của các địa phương trong và ngoài tỉnh.

- Quá trình tổ chức lễ hội đảm bảo an toàn, tiết kiệm, khơi dậy truyền thống tốt đẹp và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.

 

II- Quy mô, địa điểm, thời gian tổ chức Lễ hội:

- Lễ hội Đền thượng Xuân Canh dần năm 2010 tổ chức  quy mô cấp Tỉnh.

- Đơn vị tổ chức: UBND thành phố Sơn La.

- Địa điểm: Khu vực Đền Thượng, phường Sơn La, thành phố Sơn La.

- Thời gian tổ chức: 3 ngày, từ ngày 26 đến ngày 28/02/2010 (tức từ ngày 13- 14-15 tháng Giêng năm Canh dần).

III- thành phần tham gia lễ hội :

1. Đại biểu mời:

- Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh và các sở, ban ngành, MTTQ và các đoàn thể tỉnh Sơn La;

- Bí thư, chủ tịch UBND  các huyện trong tỉnh.

- Đoàn đại biểu Tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Tỉnh Vân Nam, Châu Hồng Hà- Trung Quốc và các đoàn đại biểu về dự chương trình du lịch hướng về cội nguồn do tỉnh tổ chức.

- Đoàn đại biểu huyện Hà khẩu và một số huyện thuộc châu Hồng Hà Tỉnh Vân Nam- Trung Quốc.

-  Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể thành phố;

- Lãnh đạo các phòng ban chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị cộng quản và lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ các xã, phư­ờng.

2.  Huy động nhân dân các xã, phường, cán bộ công nhân viên chức thành phố, lực lượng học sinh, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia lễ hội.

 

IV- Thời gian và nội  dung hoạt động:

* Một số nội dung đề nghị các sở ban ngành của tỉnh giúp đỡ và chủ trì:

- Nội dung văn tế và người đọc văn tế: Sở văn hoá thể thao và du lịch.

- Kịch bản diễn sử và chương trình nghệ thuật chào mừng lễ hội: Trường trung cấp văn hoá nghệ thuật và du lịch tỉnh.

- Hội báo xuân và trưng bày triển lãm ảnh của các tỉnh: Sở văn hoá thể thao và du lịch.

- Đêm thơ nguyên tiêu gắn với trình diễn các làn điệu dân ca: Hội văn học nghệ thuật tỉnh

* Các nội dung khác do UBND thành phố chủ trì phối hợp với các ban ngành chức năng tổ chức thực hiện theo KH.

* Thời gian và diễn biến cụ thể các hoạt động của lễ hội như sau:

1. Ngày 24 - 25/02/2010 (tức ngày 11và12 tháng Giêng năm Canh Dần):

- Tổng duyệt toàn bộ phần Lễ rước, phần khai hội và kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ hội, giao vị trí diện tích đất và phân khu hoạt động. Chuẩn bị sân khấu lớn, sân khấu nhỏ và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ lễ hội (Thời gian cụ thể sẽ thông báo sau).

- Sở văn hoá thể thao và du lịch, Báo Sơn La, bảo tàng tỉnh chuẩn bị các điều kiện cho khu vực hội báo xuân, khu trưng bầy triển lãm ảnh của các tỉnh.                 

- Tập kết, dựng và trang trí trại, chuẩn bị nội dung hoạt động tại trại của các xã, phường (Yêu cầu các xã phường trưng bầy, giới thiệu quảng bá, trao đổi, mua bán các sản phẩm kinh tế văn hoá đặc sắc nhất của địa phương. Đồng thời xây dựng chương trình hoạt động, giao lưu văn hoá, trò chơi tại trại sao cho sinh động, phong phú thu hút được du khách đến tham quan và giao lưu)

- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức hội chợ  ẩm thực dân tộc:

- Quy mô từ 20-30 gian hàng (Gồm 4 Tỉnh, 8 huyện và các gian hàng của thành phố, xã phường).

- Đề nghị UBND Tỉnh mời các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Châu Hồng Hà - Tỉnh Vân Nam Trung Quốc tham gia và có văn bản chỉ đạo tất cả các huyện trong tỉnh tham gia giới thiệu, trao đổi mua bán các sản phẩm kinh tế văn hoá đặc sắc của địa phương và tham gia  quầy ẩm thực tại lễ hội.

- Đơn vị chủ trì: UBND thành phố (Phòng kinh tế tham mưu tổ chức thực hiện)

- Đơn vị phối hợp: Sở văn hoá TT&DL, Sở Công thương, các tỉnh, các huyện và các đơn vị liên quan.

2. Ngày 26/02/2010 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Canh Dần):

- Buổi sáng: Tiếp tục hoàn thiện công tác chuẩn bị các nội dung hoạt động, hoàn chỉnh sân khấu chính, sân khấu nhỏ, trang trí khánh tiết và điều kiện tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao tại lễ hội.

- Buổi chiều: Ban chỉ đạo lễ hội kiểm tra lần cuối các nội dung hoạt động phục vụ lễ hội.         

- Buổi tối:

- Từ 19h30 - 21h: Đoàn nghệ thuật Châu Hồng Hà Tỉnh Vân Nam Trung Quốc biểu diễn tại nhà văn hoá công nhân mỏ a pa tít Cam Đường.

- Đơn vị chủ trì: Sở văn hoá thể thao và du lịch.

- Đơn vị phối hợp: Châu Hồng Hà Trung Quốc, UBND thành phố, Mỏ a pa tít và các đơn vị liên quan.

- Từ 19h - 20h: Đồng thời tổ chức khai chương hội báo xuân và khu trưng bầy triển lãm ảnh của 4 tỉnh.

- Đơn vị chủ trì: sở văn hoá thể thao và du lịch.

- Đơn vị phối hợp: UBND thành phố và các đơn vị liên quan.

- Từ 20h- 22h: Tổ chức đêm thơ tết nguyên tiêu và trình diễn dân ca quan họ bắc ninh, hát trèo tại sân khấu chính lễ hội.

- Đơn vị chủ trì: Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.

- Đơn vị giúp đỡ và chỉ đạo: sở văn hoá thể thao và du lịch.

- Đơn vị phối hợp: Phòng văn hoá, trung tâm văn hoá, hội người cao tuổi thành phố, đơn vị giúp đỡ: Công ty ngôi sao quan họ Bắc Ninh, đoàn chèo Thái Bình.

3. Ngày 27/02/2010 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Canh Dần):

a) Từ 8h00 đến 11h30:

- Từ 8h-8h30: Khai trương hội chợ ẩm thực dân tộc tại sân khấu nhỏ (Phòng kinh tế thành phố chủ trì)

- Từ 8h30-9h: Khai trương và chấm trại các xã phường vòng 1 (Phòng văn hoá và thông tin chủ trì), Đồng thời chấm các gian hàng trưng bầy sản phẩm và gia hàng  ẩm thực của các đơn vị tham gia hội chợ ẩm thực (Phòng kinh tế chủ trì)

- Lưu ý: Các trại xã phường chỉ được tháo dỡ sau khi tổng kết lễ hội.

- Từ 8h00 đến 11h30: Tổ chức thi hát dân ca tại sân khấu nhỏ và tổ chức thi đấu các môn thể thao chính thức của lễ hội (trung tâm văn hóa thông tin thể thao thành phố chủ trì).

b) Từ 14h đến 17h:

 + Tiếp tục tổ chức thi hát dân ca tại sân khấu nhỏ và các hoạt động thể thao, các trò chơi dân gian.

+ Tổ chức Lễ tế dân gian và dâng mâm lễ của các xã, phường, các sở ban ngành và các huyện tại Đền Thượng.

- Đơn vị chủ trì : UBND phường Sơn La.

- Đơn vị giúp đỡ: Sở VH-TT&DL tỉnh Sơn La.

- Đơn vị phối hợp: Ban Quản lý di tích, Phòng VH&TT, Văn phòng Thành uỷ, Văn phòng HĐND&UBND thành phố, các huyện trong tỉnh và các xã, phường.

c- Từ 19h30 – 21h30: Khai mạc chương trình du lịch hướng về cội nguồn giữa 3 tỉnh Sơn La- Yên Bái- Phú Thọ tại sân quảng trường khu đô thị mới. 

- Đơn vị chủ trì: Sở VH-TT&DL Tỉnh Sơn La.

- Đơn vị phối hợp: Các tỉnh và UBND thành phố Sơn La.

4. Ngày 28/02/2010 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Canh dần):

a) Lễ rước:

- Từ 6h30' đến 7h30': Lễ rước từ trụ sở HĐND&UBND thành phố về Đền thượng.

- Đơn vị chủ trì: UBND phường Sơn La;

- Đơn vị giúp đỡ: Sở VH-TT&DL tỉnh Sơn La.

- Đơn vị phối hợp: Văn phòng thành ủy, văn phòng HĐND&UBND, Phòng VH&TT, Trung tâm VH-TT-TT, Ban QLDT và các xã, phường.

b) Lễ khai mạc và Lễ dâng hương:

- Từ 7h30'- 8h: Tập kết lực lượng, ổn định tổ chức, đón  và mời khách vào các vị trí quy định (Phòng nội vụ chủ trì, phối hợp với phòng giáo dục, văn phòng HĐND&UBND, ban QLDT, Phường Sơn La).

- Từ 8h - 8h30': Chương trình Diễn sử phục vụ lễ khai mạc. (Sở Văn hoá -TT&DL tỉnh Sơn La giúp đỡ về kịch bản và chỉ đạo nghệ thuật, Trường trung cấp văn hoá nghệ thuật và du lịch tỉnh giúp đỡ về chuyên môn đạo diễn và thực hiện. Trung tâm VH-TT- TT thành phố chủ trì).

- Từ 8h30' đến 10h:

+ Ban tổ chức giới thiệu đại biểu ( Lãnh đạo phòng VH&TT).

+ Trưởng Ban tổ chức Lễ hội đọc diễn văn khai mạc (Chủ tịch UBND Thành Phố).

+ Mời Đ/c Bí thư Thành ủy đánh trống khai hội (3 hồi 9 tiếng).

+ Lễ rước và lễ dâng hương:  UBND phường Sơn La phối hợp với Ban quản lý di tích xây dựng kịch bản, chủ trì thực hiện; Sở VH-TT&DL tỉnh Sơn La giúp đỡ về nội dung và bố trí người đọc văn tế, các đơn vị liên quan phối hợp (Lãnh đạo Phòng Văn hóa điều hành Lễ rước, ban QLDT điều hành Lễ tế và lễ dâng hương)

- Sau phần Lễ rước và Lễ dâng hương: Mời đại biểu tham gia trồng cây lưu niệm tại vườn thủy vĩ sau đó cùng nhân dân dự chương trình khai hội.

c) Từ 10h – 10h30: Chương trình khai hội:

- Các tốp quan họ bắc ninh hát đón khách, mời rượu, mời trầu (Thể hiện sự mến khách, trọng bạn và giầu văn hoá bản sắc)

- Chương trình đồng diễn của 5 câu lạc bộ khiêu vũ thể thao, số lượng từ 150 đến 200 người, Đồng diễn cùng động tác, trên cùng nền nhạc nhưng khác về trang phục. (Ban giám khảo tổ chức chấm điểm và trao giải ở nội dung này).

- Chương trình đồng diễn Earubig của các cháu thiếu nhi (200 em).

- Đơn vị chủ trì: Trung tâm VH-TT-TT xây dựng kịch bản và đạo diễn dàn dựng.

- Đơn vị phối hợp, giúp đỡ: Sở VHTT & DL, Phòng văn hoá, Trường trung cấp văn hoá nghệ thuật và du lịch, Hội người cao tuổi, phòng giáo dục đào tạo.

d) Từ 10h30 đến 11h00: Mời Đại biểu tham quan các hoạt động lễ hội; sau đó mời các đại biểu dự tiệc chiêu đãi của thành phố tại hội chợ ẩm thực dân tộc (Trong khi đại biểu dự ẩm thực, các đội kèn pí lè, thiếu nữ các dân tộc các tốp hát dân ca quan họ bắc ninh thực hiện giao lưu mời rượu đại biểu).

e) Từ 13h30 đến 17h gồm các hoạt động sau:

+ Tiếp tục tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc: Kéo co, ném còn, vật dân tộc, đẩy gậy, bắn nỏ,  cờ tướng, chọi gà và tổ chức các trò chơi dân gian: Nhảy bao bố, đi cầu thăng bằng, thi các đội kèn pí lè và các hoạt động giao lưu văn hóa tại sân khấu nhỏ và tại trại các xã, phường...( mời du khách cùng tham gia).

- Đơn vị chủ trì: Trung tâm VH-TT-TT;

- Đơn vị phối hợp: Sở VH-TT&DL Sơn La, phòng văn hoá và thông tin, các xã phường và đoàn thể thành phố.

g) Từ 14h đến 16h: Ban giám khảo chấm trại các xã, phường vòng 2.

- Đơn vị chủ trì: Phòng văn hóa và thông tin.

- Đơn vị phối hợp: Phòng kinh tế, trung tâm văn hóa và các thành viên ban giám khảo.

h) Từ 19h30 đến 22h: Chương trình văn nghệ quần chúng (gồm những tiết mục chọn lọc từ hội diễn văn nghệ quần chúng thành phố năm 2009, tiết mục đạt giải tại hội thi hát dân ca và các câu lạc bộ nghệ thuật) gắn với trao giải các môn thể thao, giải chấm trại của các xã, phường, tổng kết Lễ hội và tổ chức lửa trại, Đại xòe giã bạn.

-  Đơn vị chủ trì : Trung tâm VH-TT-TT thành phố.

- Đơn vị phối hợp: UBND phường Sơn La, Phòng VH&TT, Văn phòng HĐND&UBND, Ban quản lý Di tích, các phòng ban, đoàn thể và các xã, phường.

5- Các b­ước tiến hành:

- Xây dựng kế hoạch và kịch bản Lễ hội Đền Thượng Xuân canh dần năm 2010, Thành lập ban chỉ đạo và các tiểu ban Lễ hội (gồm: Tiểu ban nội dung, Tiểu ban tuyên truyền khánh tiết, Tiểu ban đảm bảo cơ sở vật chất, Tiểu ban bảo vệ). Báo cáo sở văn hoá, lãnh đạo UBND và TT thành ủy trước ngày 30/11/2009. Họp Ban chỉ đạo Lễ hội và các tiểu ban phân công nhiệm vụ xong trước ngày 5/ 1/ 2010

- Hoàn thiện cơ sở vật chất và chuẩn bị các nội dung tham gia lễ hội Đền Thượng: Từ ngày 30/12/2009 đến hết ngày 20/02/2010.

- Kiểm tra tổng thể cơ sở vật chất và công tác chuẩn bị phục vụ Lễ hội: vào chiều ngày 25/02/2010 (Tức ngày 12 tháng giêng năm Canh dần).

+ Từ ngày 20/02/2010 đến ngày 24/02/2010 (Tức là từ ngày 7 đến ngày 11 tháng giêng âm lịch): Duyệt ch­ương trình diễn sử phục vụ Lễ khai mạc, chương trình  khai hội và các chương trình văn nghệ chào mừng, tổng kết Lễ hội.

-Từ ngày 20/02 đến ngày 26/02/2010 (Tức là từ ngày 7 đến ngày 13 tháng giêng âm lịch), kiểm tra toàn bộ trang phục, lễ phục và tổ chức lực lượng, luyện tập cho các đội hình tham gia lễ rước, đội tế nam , đội tế nữ, đội bát âm.

- Duyệt chương trình tế lễ, khai hội : Ngày 24-25/02/ 2010 (tức ngày 11 và 12 tháng giêng năm Canh dần).

VI- Tổ chức thực hiện:

1. Phòng văn hóa và thông tin:

- Chủ trì xây dựng kế hoạch, kịch bản tổng thể và kế hoạch, kịch bản chi tiết Lễ hội, phối hợp với phòng Nội Vụ tham mưu cho UBND  thành lập BCĐ, các tiểu ban, chuẩn bị nội dung tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, diễn văn khai mạc, bế mạc Lễ hội. Là cơ quan Thường trực BCĐ Lễ hội, có trách nhiệm đôn đốc các thành viên BCĐ, các tiểu ban, các cơ quan, đoàn thể, xã, phường, thực hiện các nội dung đã được ban chỉ đạo Lễ hội phân công. Thường xuyên báo cáo UBND về tiến độ thực hiện các nội dung theo kế hoạch.

2. UBND các xã, phường:

- Tập trung chỉ đạo việc chuẩn bị các nội dung về hoạt động văn hóa, thể dục thể thao tham gia tại Lễ hội, khai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương về văn hóa, các sản phẩm kinh tế đặc trưng để tham gia trưng bày,giới thiệu, trao đổi, mua bán tại Lễ hội. Xây dựng phương án trang trí trại và tổ chức các hoạt động văn hóa, kinh tế tại trại của các xã, phường.

- Xây dựng chương trình, tổ chức luyện tập các tiết mục văn nghệ tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng cấp thành phố đảm bảo nâng cao về chất lượng nghệ thuật, phong phú về nội dung làm nhân tố tham gia chương trình văn nghệ phục vụ Lễ hội. 5 phường trung tâm và câu lạc bộ 1/10, câu lạc bộ dân ca và nhạc cổ truyền chuẩn bị đoàn tham gia thi hát dân ca quan họ bắc ninh, hát chèo tại lễ hội. Đăng ký và tổ chức luyện tập các môn thể thao tham gia hội thi thể thao tại Hội xuân Đền Thượng.

- Chuẩn bị mâm Lễ và tham gia Lễ tế dân gian vào chiều ngày 14 tháng giêng. Huy động tối đa lực lượng nhân dân tham gia các hoạt động tại lễ hội Đền Thượng theo sự phân công của ban chỉ đạo.

3. Trung tâm VH-TT-TT :

- Thực hiện kế hoạch tuyên truyền, xây dựng ma két trang trí khánh tiết, trang âm loa đài, ánh sáng và phối hợp với các sở ban nghành của tỉnh, các đơn vị, xã, phường có liên quan tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ Lễ hội.

- Chủ trì, phối hợp với Sở văn hoá, Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật và du lịch tỉnh xây dựng kịch bản, đạo diễn, tổ chức luyện tập, thực hiện chương trình khai hội, diễn sử, văn tế phục vụ lễ khai mạc và lễ dâng hương.

-  Xây dựng kế hoạch và thể lệ tổ chức các hội thi văn nghệ, thi đấu thể thao và hướng dẫn, giúp đỡ các xã, phường đăng ký, luyện tập văn nghệ thể thao tham gia lễ hội.

4. UBND phường Sơn La:

- Phối hợp với ban quản lý di tích và các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang phục, lễ phục …, chủ trì thực hiện phần Lễ tế dân gian, lễ rước, lễ dâng hương, và một số nội dung phục vụ lễ khai mạc và lễ tổng kết...

- Huy động nhân dân tham gia tổng vệ sinh trên toàn địa bàn trước và trong thời điểm diễn ra Lễ hội.

- Phối hợp với Ban QLDT, phòng Văn hóa, Trung tâm văn hóa và các đơn vị chức năng tổ chức tốt phần Lễ; phối hợp chặt chẽ với Công an thành phố bố trí vị trí trông giữ các phương tiện giao thông, tổ chức các trò chơi và đảm bảo trật tự an ninh phục vụ Lễ hội.

5. Phòng Nội Vụ và phòng LĐTB xã hội:

- Tham mưu cho UBND thành phố ra QĐ thành lập Ban chỉ đạo  và các tiểu ban phục vụ Lễ hội, hoàn thành trước 10/12/2009.

- Huy động, đôn đốc lượng lượng cán bộ và nhân dân các xã, phường tham gia Lễ hội.

- Chủ trì xây dựng phương án đón tiếp, sắp xếp đại biểu dự lễ khai mạc, bế mạc và dự các hoạt động khác tại lễ hội.

- Xây dựng phương án, đảm bảo không có các đối tượng lang thang trên địa bàn, đặc biệt là khu vực Lễ hội.

 6. Phòng QLĐT :

- Xây dựng kế hoạch chỉnh trang đô thị, đảm bảo cảnh quan, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị trên địa bàn từ trước, trong và sau thời gian diễn ra Lễ hội.

- Vẽ sơ đồ tổng thể mặt bằng bố trí các khu vực hoạt động của Lễ hội.

- Thiết kế và dự toán kinh phí khung trại của các xã, phường, các gian hàng trưng bầy của các tỉnh, các huyện tham gia hội chợ ẩm thực dân tộc trình duyệt UBND thành phố trước ngày 30/12/ 2009.

7. Phòng Kinh tế:

       - Tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo các xã, phường vận động nhân dân thành phố, các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn khai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương chuẩn bị các sản phẩm hàng hoá trưng bày, giới thiệu, trao đổi, mua bán và tham gia các gian hàng ẩm thực phục vụ Lễ hội Đền Thượng; Phối hợp với sở Văn hoá Mời các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các huyện trong tỉnh tham gia giới thiệu, quảng bá các sản phẩm kinh tế- văn hóa và tham gia hội chợ ẩm thực dân tộc .                               

- Chủ trì tham mưu tổ chức hoạt động thương mại, dịch vụ và hội chợ ẩm thực dân tộc phục vụ Lễ Hội.

 

8. Văn phòng HĐND&UBND và văn phòng Thành uỷ: Tham mưu cho UBND thành phố phát hành giấy mời, các đeo cho ban tổ chức, ban giám khảo, nhân viên bảo vệ, phục vụ. Tổ chức đón, tiếp khách và liên hệ nắm thông tin đoàn đại biểu các tỉnh, các huyện, các tổ chức về tham gia Lễ Hội.

9. Ban QLDA: Phối hợp với Ban QLDT, phòng TC-KH, UBND phường Sơn La, Nhà Đền kiểm tra, rà soát các hạng mục công trình xuống cấp, báo cáo UBND cho sửa chữa, nâng cấp phục vụ Lễ hội.

10. Ban quản lý Di tích:

- Kiểm tra, rà soát chỉnh trang, sửa chữa, bổ sung các hiện vật và hạng mục liên quan phục vụ Lễ hội. Phối hợp với phường Sơn La, phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức tốt phần lễ và các nhiệm vụ do ban chỉ đạo phân công.

- Tổ chức gian hàng giới thiệu và bán các đồ lưu niệm có nội dung gắn với khu di tích như: Các loại khánh, tờ rơi, tranh, ảnh, sách giới thiệu về Đền Thượng và các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn. 

11.Công an thành phố: Chủ trì, phối hợp với ban QLDT, phường Sơn La xây dựng kế hoạch, phương án bố trí lực lượng đảm bảo an toàn giao thông, trông giữ phương tiện và đảm bảo trật tự an ninh trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội.

12. Các đoàn thể quần chúng:

- Do Đoàn thanh niên Chủ trì phối hợp với trung tâm văn hóa và các phòng ban đoàn thể tổ chức tốt các trò chơi dân gian phục vụ Lễ hội.

13. Hội người cao tuổi thành phố :  Phối hợp với hội văn học nghệ thuật tỉnh, phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa  tổ chức đêm thơ tết nguyên, màn đồng diễn khiêu vũ thể thao tham gia phần khai hội và một số hoạt động văn hoá thể thao khác theo kế hoạch và kịch bản.

14. Hội phụ nữ: Phối hợp với phòng kinh tế tổ chức tốt ngày hội văn hoá ẩm thực các dân tộc, huy động thiếu nữ các dân tộc tham gia đón tiếp khách.

15. Đài Truyền thanh -TH thành phố:

- Thông báo trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh Sơn La về thời gian, địa điểm, chương trình Lễ hội.

- Tham mưu cho UBND tổ chức chức họp báo tuyên truyền quảng bá cho lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên mạng Inteet, Thông báo trên hệ thống truyền thanh- truyền hình thành phố và hướng dẫn các xã, phường  thông báo rộng rãi cho nhân dân biết về thời gian, địa điểm, chương trình tổ chức Lễ Hội Đền Thượng xuân Canh dần năm 2010.

16. Đề nghị Sở VHTT&DL Sơn La :

- Phối hợp giúp đỡ thành phố và chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở  tổ chức thực hiện các nội dung phần lễ, phần hội theo kế hoạch đã đề ra như: Kịch bản diễn sử, văn tế, diễn văn khai mạc, hội báo xuân, trưng bày triển lãm ảnh, đêm thơ nguyên tiêu, hội chợ văn hoá ẩm thực...

17- Đề nghị hội văn học nghệ thuật tỉnh chủ trì phối hợp với UBND thành phố tổ chức đêm thơ nguyên tiêu gắn với trình diễn các làn điệu dân ca theo kế hoạch.

18- Đề nghị Công ty Môi trường đô thị:

 Chỉnh trang vườn hoa cây cảnh trong khu di tích đền thượng và trên địa bàn toàn thành phố, chuẩn bị các điều kiện để đại biểu trồng cây tại vườn thủy vĩ, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn và trong khu vực lễ hội.

19. Các tiểu ban Lễ hội:

 Xây dựng kế hoạch và kịch bản chi tiết cho từng nội dung hoạt động đã được BCĐ phân công và tổ chức họp tiểu ban để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trước ngày 20 tháng 12 năm 2009 (gửi phòng VH&TT đóng thành tập văn bản  chỉ đạo tổ chức Lễ hội để phát hành cho các cơ quan, đơn vị, xã, phường căn cứ thực hiện).

20. Phòng TC- KH:

- Nghiên cứu và đề xuất mức hỗ trợ kinh phí làm khung trại, gian hàng hội chợ ẩm thực dân tộc và tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao của xã, phường.

- Tổng hợp dự toán kinh phí trình UBND Tỉnh xin hỗ trợ trước ngày 15/12/2009 và bố trí kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức lễ hội.

 

Trên đây là kế hoạch tổ chức Lễ Hội Đền thượng Xuân Canh dần năm 2010, UBND thành phố đề nghị các sở, ban ngành chuyên môn của tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ. Yêu cầu các thành viên BCĐ, các tiểu ban, các phòng ban, cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường nghiêm túc triển khai thực hiện./.